Vất vả mưu sinh nghề cào ngao ở Hoàng Mai

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Khi mặt trời còn chưa thức giấc, bóng tối đang bao trùm cả bãi biển, từng tốp người đã mang theo rổ rá, xô, chậu và dụng cụ cào ngao tiến về bãi cát trải dài từ phía phường Quỳnh Phương cho đến xã Quỳnh Liên, TX. Hoàng Mai để khai thác ngao.

Thủy triều vừa rút, bãi biển lộ ra các bãi cát trải dài như những cánh đồng lớn. Với bàn tay trần hoặc các dụng cụ thô sơ như thìa, muỗng, những người đàn bà miền biển tỉ mẩn, lặng lẽ cào xới lớp cát, mắt chăm chú nhìn theo lớp sóng trào qua để lộ rõ những con ngao bé bằng đầu ngón tay cái. Thi thoảng cũng có vài con ngao lớn hơn, bằng 2 ngón tay người lớn.

bna- 1.jpeg
Từ sáng sớm những người phụ nữ ở Hoàng Mai đã ra bãi biển để cào ngao. Ảnh: Thanh Thủy

Cụ bà Phạm Thị Ấu, khối Thân Ái, phường Quỳnh Phương là một trong những người có mặt sớm nhất tại bãi biển. Bàn tay mò mẫm dưới lớp cát, lần mò nhặt từng con ngao. Cụ cho biết, nghề cào ngao đã gắn bó với cụ hàng chục năm nay. Lúc còn trẻ, cũng như bao người phụ nữ dân biển trong vùng, cụ đi làm thuê chế biến hải sản cho các kho, xưởng đông lạnh. Đến lúc tuổi cao, không đủ sức khỏe để làm việc tính công theo thời gian, cụ chuyển sang nghề cào ngao.

Gần 80 tuổi, mùa Hè sáng nào cụ cũng ra biển từ lúc 3-4 giờ sáng. Đó là lúc thủy triều vừa rút, ít người nên có thể chọn cho mình vị trí ngồi thuận lợi. Nếu chăm chỉ và gặp may, cụ có thể đào được từ 5-6kg ngao.

Những con ngao nằm sát mép bờ thường khá nhỏ, nhập sỉ cho các cơ sở thu mua ngao giống với giá 7.000 đồng/kg. Hôm nào gặp khách du lịch hoặc người đi tắm biển mua về nấu canh thì có thể bán được 10.000 đồng/kg.

bna- 3.jpeg
Thủy triều vừa rút lộ ra những bãi cát dài là nơi trú ngụ của ngao biển.

Còn đối với bà Nguyễn Thị Chiên, phường Quỳnh Phương, TX. Hoàng Mai, cào ngao đã trở thành nghề mưu sinh chính. Hơn 60 tuổi, chồng mất sớm, 2 con gái đã lập gia đình riêng, một mình bà phải tự xoay xở ăn bữa nay, lo bữa mai. Vì thế, khi mùa ngao đến, sáng nào bà cũng có mặt ở bãi biển, cặm cụi với công việc của mình. Bà cho biết, những năm trước ngao giống xuất hiện rất nhiều. Có hôm bà cào được gần 10kg. Nhưng vài năm trở lại đây, lượng người đến bãi đông hơn nên ngao cũng dần ít đi.

Mùa ngao thường xuất hiện từ tháng 3 âm lịch kéo dài cho đến tháng 9. Muốn tìm được ngao phải đi sớm, lúc thủy triều hạ, tìm các bãi cát ngầm hiện ra là nơi ngao sinh sống. Người dân cứ thế cào cho đến khi nào nắng lên, nước lớn, không cào được nữa thì quay về.

Nghề này không chỉ thu hút phụ nữ mà cả nhiều đàn ông và cả trẻ em cũng theo bà, theo mẹ ra bãi. Những người đàn ông có sức khỏe thì dùng dụng cụ cào được làm từ thanh thép và lưới, tiến sát mặt nước và đi giật lùi để kéo. Mặc dù ngao ít hơn trong bờ nhưng bù lại con sẽ to hơn, có thể nhập cho các nhà hàng, quán nhậu.

Những đứa trẻ thì ngồi sõng soài trên bãi cát, vừa xới lật tìm ngao vừa nô đùa rất hồn nhiên. Đối với chúng, cào ngao không chỉ là kiếm thêm chút tiền phụ bố mẹ mua sách vở cho năm học tới mà còn là thú vui, thoát ra khỏi bốn bức tường và máy tính, điện thoại.

bna-nga.jpeg
Thành quả là mớ ngao sau mỗi buổi sáng. Ảnh: Thanh Thủy

Khi mặt trời nhô cao trên mặt biển, nắng bắt đầu gay gắt thì những người cào ngao đứng dậy, mang những sản vật vừa khai thác được ra về. Những khuôn mặt sạm đen vì nắng, vì gió và hương vị biển...

tin mới

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

(Baonghean.vn) - Đợt nắng nóng kéo dài liên tục những ngày vừa qua đã khiến nhiều diện tích lúa ở các huyện miền núi Quỳ Châu, Quế Phong bị thiếu nước. Đơn vị quản lý thuỷ lợi cùng bà con nông dân phải ngăn suối để chắt nước, sử dụng máy bơm dầu dã chiến dồn sức chống hạn cứu lúa.