Vì sao Kim Jong-un hai lần gặp Tập Cận Bình trong 6 tuần?

Theo Phương Vũ (vnexpress.net)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Chuyến thăm thứ hai của Kim Jong-un chứng tỏ Triều Tiên muốn Trung Quốc đóng vai trò lớn hơn trong quá trình phi hạt nhân hóa bán đảo.
Vì sao Kim Jong-un hai lần gặp Tập Cận Bình trong 6 tuần? ảnh 1

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại Liên. Ảnh: Xinhua.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngày 7/5 tới thành phố Đại Liên thuộc Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc để gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đại Liên nằm gần biên giới Triều Tiên, cách Bình Nhưỡng chưa đầy một giờ bay, là nơi cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il từng gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường năm 2010.

Ông Kim đã đến Bắc Kinh vào cuối tháng ba, đánh dấu chuyến thăm nước ngoài đầu tiên sau khi nắm quyền kể từ năm 2011. Ông Tập dự kiến đến Bình Nhưỡng sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều nhưng theo lịch trình đó, ông Tập sẽ không gặp lại ông Kim cho đến cuối tháng 6 hoặc tháng 7.

Việc một lãnh đạo liên tục đến Trung Quốc như ông Kim là chưa có tiền lệ trong thời hiện đại, nhà phân tích Trung Quốc Cheng Xiaohe bình luận, theo NYTimes. Trung Quốc là đối tác thương mại chính của Triều Tiên nhưng quan hệ hai bên dần lạnh nhạt sau khi Kim Jong-un lên nắm quyền vì Bắc Kinh ủng hộ các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm vào chương trình vũ khí của nước này. Giờ đây, Trung Quốc dường như muốn thể hiện rằng mối quan hệ giữa họ đã được sửa chữa.

Shi Yinhong, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, cho rằng việc chọn Đại Liên làm địa điểm cuộc họp giúp ông Kim có thể tránh bị coi là quá nhún nhường trước Trung Quốc - điều mà nhiều người có thể suy diễn nếu ông tiếp tục đến Bắc Kinh, nơi cách Bình Nhưỡng xa hơn rất nhiều Đại Liên.

Các nhà phân tích suy đoán rằng ông Kim đã yêu cầu ông Tập dỡ bỏ khỏi các biện pháp trừng phạt mà Bắc Kinh đã thực hiện từ năm ngoái theo thúc giục của Mỹ. Những biện pháp đó đã làm cạn kiệt dự trữ ngoại hối của Triều Tiên.

Ông Kim hồi cuối tháng 4 gặp Tổng thống Hàn Moon Jae-in, người sẵn sàng giúp đỡ Triều Tiên với viện trợ kinh tế. Cuộc họp đã mang lại cho lãnh đạo Triều Tiên đòn bẩy mới với ông Tập. Ông Kim có thể nói rằng nếu Trung Quốc không giúp đỡ cho kinh tế Triều Tiên thì Hàn Quốc sẽ làm việc đó.

Shi đánh giá Kim Jong-un có khả năng mong muốn nhận thêm sự hỗ trợ của Trung Quốc để củng cố vị thế của mình trước cuộc họp với Trump. Trong khi đó, ông Tập không muốn ngồi ngoài lề các cuộc đàm phán giữa Triều Tiên, Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản.

"Trump không có lý do để thích sự kiện đưa Trung Quốc và Triều Tiên xích lại gần nhau hơn như thế này", Shi Yinhong nói. "Nhưng tôi nghĩ mối quan tâm chính của ông ấy đối với Bình Nhưỡng không phải là quan hệ Trung - Triều, mục tiêu lớn nhất của ông ấy là Triều Tiên phải phi hạt nhân hóa hoàn toàn".

"Cuộc gặp thứ hai này chứng minh rằng Triều Tiên muốn Trung Quốc đóng vai trò lớn hơn trong quá trình phi hạt nhân hóa", Cheng đánh giá. "Kim Jong-un sẽ cảm thấy tự tin hơn khi bước vào cuộc họp với Trump vì lập trường của ông đã được Trung Quốc ủng hộ".

Victory Cha, cựu giám đốc về các vấn đề châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia thời Tổng thống George W. Bush, đồng ý rằng Trung Quốc có thể ngồi ngoài lề các cuộc đàm phán song phương giữa hai miền Triều Tiên và giữa Washington với Bình Nhưỡng nhưng họ phải là một bên trong đàm phán chi tiết về phi hạt nhân hóa. 

Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng không nên phóng đại hình ảnh nồng ấm mà hai lãnh đạo thể hiện ở Đại Liên. Họ cho rằng ông Kim vẫn giữ thế độc lập với Trung Quốc. "Triều Tiên chưa bao giờ là một nước 'chư hầu' và càng không phải vậy khi Mỹ đã đồng ý làm việc với ông Kim", Shi bình luận.

tin mới

Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine

Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Báo Mỹ phân tích phản ứng bất ngờ của Chủ tịch Trung Quốc tại Pháp; Moskva sẽ đáp trả gay gắt hành động mới đây của Vương quốc Anh; Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine...

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nữ nghị sĩ Đảng Dân chủ Rashida Tlaib đã kêu gọi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và các quan chức cấp cao khác về hành động của nhà nước Do Thái ở Dải Gaza. Thông cáo báo chí của cô được Fox News trích dẫn.

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

(Baonghean.vn) - Odessa là mấu chốt của cuộc chiến Nga – Ukraine không chỉ vì nó nắm giữ chìa khóa dẫn đến Biển Đen, mà còn bởi vì cuộc chiến bản sắc giữa Nga và Ukraine – giữa một quá khứ đế quốc và một tương lai dân chủ. Liệu rằng, Odessa có sáp nhập vào Nga như dự đoán của giới quan sát?

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

(Baonghean.vn) - Tờ Die Welt (Đức) cho rằng, chính sách thận trọng của Thủ tướng Scholz gây ảnh hưởng tới tinh thần của người dân Ukraine. Những người lính nghĩa vụ của Ukraine hiện không muốn tiếp tục chiến đấu và hy sinh trong cuộc xung đột mà họ không thể thắng. 

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh bao gồm 97 điểm về mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tập trung vào các nhiệm vụ ưu tiên bao gồm bảo toàn dân số, phúc lợi của người dân, sự bền vững của nền kinh tế, và dẫn đầu về công nghệ.

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin cử hành tại Điện Kremlin vào ngày 7 tháng 5. Đây là lễ nhậm chức lần thứ 5 trong sự nghiệp chính trị của ông Putin; ông sẽ đảm trách chức vụ dân cử cao nhất trong 6 năm tới, cho đến năm 2030.

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

(Baonghean.vn) - Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp ngày 6/5, bà Ursula Von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh Brussels và Paris đang trông cậy vào Bắc Kinh “sử dụng mọi ảnh hưởng của mình đối với Nga” để ngăn chặn xung đột với Ukraine.

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 6/5 đã ra lệnh tiến hành một cuộc diễn tập nhanh về sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Quân khu Nam, giáp biên giới Ukraine. Phản ứng của Moskva được đưa ra sau những tuyên bố mang tính leo thang từ các đồng minh của Mỹ về xung đột Ukraine.

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.