Phòng khám đa khoa khu vực: Đầu tư tiền tỷ, hoạt động như trạm y tế

(Baonghean) - Hiện tại, nhiều phòng khám đa khoa khu vực đang gặp khó khăn trong hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn phụ trách, do thiếu sự đầu tư đồng bộ cả về nhân lực, vật lực.

Phòng khám khu vực “bỏ hoang”

Phòng khám Đa khoa khu vực Phà Đánh - Huồi Tụ nằm ngay trên tuyến Quốc lộ 16, là tuyến đường nối từ thị trấn Mường Xén (Kỳ Sơn) đi vào các xã Phà Đánh, Huồi Tụ, Mường Lống, Mỹ Lý và sang các huyện Tương Dương, Quế Phong; được đầu tư khá hiện đại theo mô hình bệnh viện thu nhỏ với tổng kinh phí gần 11 tỷ đồng.

Phòng khám có tổng diện tích hơn 6.000m2, với 21 phòng gồm dãy nhà 2 tầng dùng để khám và điều trị, nhà chứa rác thải, nhà để xe, bể chứa nước; thực hiện chức năng khám, cấp thuốc, điều trị bệnh nhân nội trú, giúp bà con đỡ vất vả trong việc đi lại và góp phần hạn chế tình trạng quá tải của bệnh viện tuyến huyện.

Phòng khám Đa khoa khu vực Phà Đánh - Huồi Tụ (Kỳ Sơn) thiếu vắng bệnh nhân.
Phòng khám Đa khoa khu vực Phà Đánh - Huồi Tụ (Kỳ Sơn) vắng bóng bệnh nhân.

Sau gần 2 năm đi vào hoạt động (tháng 3/2014), mỗi ngày Phòng khám Đa khoa khu vực xã Phà Đánh - Huồi Tụ chỉ đón nhận khoảng 10 bệnh nhân đến khám bệnh, nhận thuốc rồi về; không có ai ở lại điều trị nội trú. Bệnh nhân ít, đội ngũ y, bác sỹ phòng khám chỉ cắt cử 1 người trực phục vụ. Tìm hiểu nguyên nhân được biết: Ngoài hệ thống phòng ốc và đội ngũ y, bác sỹ 5 người, phòng khám không có những cơ sở thiết yếu để khám, điều trị.

Hay nói đúng hơn, những ngày đầu phòng khám hoạt động, Bệnh viện Đa khoa huyện Kỳ Sơn đã đưa một số trang thiết bị máy móc hiện đại về rồi lại phải đưa đi, bởi phòng khám này không có điện để hoạt động. Nhân viên y tế của phòng khám ngán ngẩm cho hay: "Không hiểu sao công trình đầu tư hàng chục tỷ đồng, nhưng một cái trạm điện cũng không có?"

Một nguyên nhân khác lý giải việc phòng khám hoạt động thiếu hiệu quả là khoảng cách đến khu dân cư. Theo khảo sát ban đầu, phòng khám sẽ được xây dựng ở xã Huồi Tụ, nhưng do thiếu mặt bằng và thiếu nước nên chuyển sang điểm ranh giới giữa xã Phà Đánh và Huồi Tụ. Ở địa điểm mới, phòng khám cách khu dân cư gần nhất của xã Huồi Tụ 8 km, cách nơi xa nhất của xã Phà Đánh 15 km. Đường quá xa, người bệnh thà lựa chọn trạm y tế xã còn nếu đã bỏ công đi thì gắng thêm 15 km nữa đến Bệnh viện Đa khoa huyện.

Bác sỹ Moong Thị Thắm - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Kỳ Sơn cho hay: Việc duy trì Phòng khám Đa khoa khu vực Phà Đánh - Huồi Tụ lãng phí cả về nhân lực và cơ sở vật chất. Đây cũng là thực trạng ở Phòng khám Đa khoa khu vực Chiêu Lưu. Phía bệnh viện đã nhiều lần đề xuất dừng hoạt động các phòng khám khu vực nhưng chưa nhận được sự đồng ý của Sở Y tế. 

“Dẫm chân” lên trạm y tế xã

Khác với thực trạng ở các phòng khám đa khoa khu vực Phà Đánh - Huồi Tụ, Chiêu Lưu, Phòng khám Đa khoa khu vực Năm Nam (huyện Nam Đàn) phát huy khá tốt chức năng khám, điều trị cho người dân 5 xã Nam Cường, Nam Trung, Khánh Sơn, Nam Kim, Nam Phúc.

Phòng khám có 15 giường bệnh, 1 bác sỹ, 3 y sỹ, 1 nữ hộ sinh và 1 dược sỹ; trung bình mỗi ngày có từ 30 - 40 người đến đây khám bệnh, 5 - 10 người đến điều trị. Nằm cận kề chân cầu đường bộ Yên Xuân (khu vực xã Nam Cường), từ khi thông tuyến bảo hiểm y tế, phòng khám còn đón nhận thêm các bệnh nhân từ huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) và huyện Hưng Nguyên đến khám, chữa bệnh.

Bà Lê Thị Hải - người dân xóm 3, xã Nam Cường đến Phòng khám Đa khoa khu vực Năm Nam khám bệnh cho biết: “Các y, bác sỹ phòng khám nhiệt tình, có chuyên môn tốt nên mỗi khi tôi đau, cảm nhẹ thì đều đến đây xem bệnh, xin thuốc về điều trị”.

Dù được người dân đánh giá khá cao, bác sỹ Nguyễn Đình Nguyên - Trưởng phòng khám tự nhận chất lượng đạt mức “trung bình khá”. Bác sỹ Nguyên cho biết: Phòng khám thiếu nhiều trang thiết bị y tế, điện không ổn định, đã đề nghị nhiều nhưng chưa được đầu tư. Cán bộ cũng thiếu, phòng khám xin thêm 1 bác sỹ chuyên siêu âm nhưng chưa có.

Ít bác sỹ, thiếu trang thiết bị hiện đại, Phòng khám Đa khoa Khu vực Năm Nam chỉ hoạt động khám, chữa bệnh ban đầu - tương đương với những trạm y tế xã nằm trong khu vực (vốn đã được đầu tư bài bản, hiện đại). Với những thiếu thốn nhân lực, vật lực, khi có những bệnh nhân nặng, phòng khám khu vực cũng không thể đáp ứng điều trị mà chuyển về các bệnh viện ở TP. Vinh (cách 15km).

Khám chữa bệnh ở PKĐKKV Năm Nam.
Khám chữa bệnh ở PKĐKKV Năm Nam.


Nằm cùng trên địa bàn xã Nam Cường, Phòng khám Đa khoa khu vực Năm Nam đang “dẫm chân” một phần về chức năng, nhiệm vụ với Trạm Y tế xã của xã này. Bác sỹ Bùi Văn Sen - Trạm trưởng Trạm Y tế xã Nam Cường đề nghị: “Tỉnh, ngành, huyện nên đầu tư nâng cấp Phòng khám Đa khoa khu vực Năm Nam lên tầm bệnh viện thu nhỏ. Nếu chỉ dừng ở tầm trạm y tế như hiện tại thì đó là một sự lãng phí lớn về người, kinh phí”.

Đề nghị của ông Sen ở thời điểm hiện tại khó có thể thực hiện, bởi theo ông Hoàng Văn Hảo - Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Nghệ An: “Những bất cập của các phòng khám đa khoa khu vực hiện tại thì tỉnh và ngành đã biết, song việc đầu tư thì đang gặp khó khăn do thiếu nguồn vốn”.

Năm 2009, UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo ngành Y tế rà soát, đánh giá, sắp xếp lại 43 phòng khám đa khoa khu vực (PKĐKKV) trên địa bàn cả tỉnh. Sau khi sắp xếp, tỉnh Nghệ An đã giải thể 21 phòng khám và để lại 22 phòng khám. Năm 2015, UBND tỉnh tiếp tục giải thể 14 phòng khám đa khoa khu vực hoạt động kém hiệu quả, không được đầu tư nâng cấp, giữ lại 8 PKĐKKV gồm PKĐKKV Năm Nam (Nam Đàn), PKĐKKV Tây Nghi Lộc, PKĐKKV Cát Ngạn (Thanh Chương), PKĐKKV Chiêu Lưu và PKĐKKV Huồi Tụ (Kỳ Sơn), PKĐKKV Châu Thôn (Quế Phong), PKĐKKV Yên Hòa và PKĐKKV Hữu Khuông (Tương Dương).

Thanh Sơn - Mỹ Hà

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.