Chăm sóc mắt cho bé sơ sinh

Bé sơ sinh thường bị chảy nước mắt và ghèn trong những ngày đầu sau sinh. Tình trạng viêm kết mạc mắt có thể xảy ra ngay trong tuần đầu nếu việc chăm sóc mắt cho bé không được thực hiện hàng ngày.

Một số bệnh nhiễm khuẩn mắt thường gặp

Trong một số trường hợp bé sơ sinh có thể mắc các bệnh nhiễm khuẩn mắt nặng và có thể dẫn đến mù trong ngay tháng đầu sau sinh. Ba tác nhân thường gây nhiễm khuẩn mắt nhất là Neisseria gonorrhoea (vi trùng gây bệnh lậu), Chlamydia trachomatis (trùng roi, bé có thể mắc phải hai tác nhân này trong khi sinh từ đường sinh dục của mẹ) và Staphylococcus aureus (mắc phải cả từ đường sinh dục mẹ hay sau khi sinh, từ người chăm sóc).

Trong ba tác nhân trên, nguy hiểm nhất là lậu cầu Neisseria gonorrhoea, vì nó có thể gây mù nếu không được điều trị. Chlamydia là nguyên nhân thường gặp nhất của nhiễm khuẩn mắt sơ sinh, tuy có thể dẫn đến giảm thị lực nhưng hiếm khi gây mù. 

Triệu chứng điển hình của cả ba trường hợp này là cả hai mí mắt sẽ bị sưng đỏ và chảy mủ, thường bắt đầu từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau sinh. Tuy nhiên, triệu chứng có thể bắt đầu sớm hơn hay muộn hơn. Nếu chỉ dựa trên biểu hiện lâm sàng, rất khó nói nhiễm khuẩn do tác nhân nào gây ra. Ở những vùng có tỷ lệ nhiễm lậu cầu trùng cao, nhân viên y tế nên điều trị ngay bất kỳ trường hợp nhiễm khuẩn mắt nào vì nó có thể do lậu cầu gây ra, chứ không nên chờ đợi kết quả xét nghiệm hay chẩn đoán chắc chắn rồi mới điều trị. Nhân viên y tế nên lưu ý tầm soát và điều trị trong thời gian mang thai những thai phụ có thể bị bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Ước tính có 3% bé bị bệnh mắt do lậu cầu không được điều trị sẽ bị mù.

Lậu và chlamydia là những nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục hay gặp nhất ở phụ nữ mang thai. 

Nhiễm tụ cầu trùng Staphylococcus aureus xảy ra trong 10 đến 20% những bé sơ sinh và có thể lây lan rất nhanh từ bé này sang bé kia, nhất là tại các cơ sở y tế. 

Tụ cầu cũng là nguyên nhân thường gặp của nhiễm trùng rốn và rốn có thể là nơi tích trữ vi trùng này.

Điều trị dự phòng nhiễm khuẩn mắt do lậu cầu trùng và chlamydia

Vì nhiễm khuẩn mắt do lậu rất nặng nên mọi trường hợp viêm kết mạc ở bé sơ sinh nên được điều trị với kháng sinh như là viêm kết mạc do lậu cầu trùng. 

Hầu hết những nhiễm khuẩn do chlamydia gây ra đều có thể phòng ngừa bằng cách khử khuẩn mắt ngay sau sinh, thậm chí khi mẹ chưa được điều trị trước sinh.

Phòng ngừa nhiễm khuẩn mắt cho bé sơ sinh

Tất cả nhân viên y tế và cả những người chăm sóc bé đều phải rửa tay thường xuyên, sử dụng dụng cụ và thiết bị sạch, giữ môi trường xung quanh sạch sẽ là những biện pháp căn bản để phòng ngừa nhiễm khuẩn mắt và những nhiễm khuẩn khác ở bé sơ sinh.

Do vậy nếu mẹ bị viêm nhiễm đường sinh dục mà chưa được điều trị (hay điều trị chưa ổn định) thì bé sinh ra có nguy cơ viêm kết mạc mắt. Khi thấy mắt bé bị sưng (hay đổ ghèn) thì phải báo ngay cho bác sĩ (hoặc cho bé đi khám ngay) để bé được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Việc sử dụng kháng sinh nhỏ mắt phải do bác sĩ chỉ định. 

Lưu ý: Ngay sau sinh, nên lau sạch mắt bé bằng gạc vô trùng hay bằng khăn riêng. Khăn này phải được nhúng nước sôi để nguọi.

- Bé thường được các nữ hộ sinh nhỏ mắt (hay tra thuốc mỡ mắt) sau khi lau mắt trong vòng một tiếng sau sinh. Chú ý không được để đầu chai thuốc (hay đầu ống thuốc) chạm vào mắt bé.

- Bất cứ người nào chạm đến bé đều phải rửa tay trước và sau chăm sóc bé.

WHO khuyến cáo, mọi bé sơ sinh phải được lau mắt ngay sau sinh và phải được nhỏ nitrate bạc 1% (hay tra thuốc mỡ mắt tetracycline 1%) trong vòng 1 tiếng sau sinh. 

Tổ chức Y tế thế giới ước tính có khoảng 32 triệu trường hợp viêm kết mạc do lậu cầu mới mắc và 46 triệu trường hợp phụ nữ mới nhiễm chlamydia trên thế giới hàng năm. Một phần ba đến một nửa bé do những phụ nữ nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục này sinh ra sẽ bị nhiễm khuẩn mắt.

Theo SK&ĐS-MĐ

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.