Bất cập bảo quản vắc - xin ở vùng khó

(Baonghean) - ​Ở các xã vùng sâu, vùng xa, công tác vận chuyển, bảo quản vắc - xin vẫn đang gặp nhiều khó khăn.
"Đường đi" của Vaccin
Một trong những yếu tố quan trọng để kiểm soát và giảm thiểu nguy cơ tử vong, hạn chế nguy cơ tai biến cho người sử dụng vắc xin là vắc-xin phải được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ tốt nhất, thích hợp đối với từng loại. Việc bảo quản và vận chuyển vắc-xin ở Nghệ An hiện nay đang được tuân theo đúng các quy định đã ban hành của Bộ Y tế và Dự án Tiêm chủng mở rộng (TCMR), mới nhất là Thông tư số 12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014 của Bộ Y tế về Hướng dẫn việc quản lý sử dụng vắc-xin trong tiêm chủng.
Lãnh đạo ngành y tế kiểm tra công tác bảo quản vắc xin tại huyện Anh Sơn
Lãnh đạo ngành y tế kiểm tra công tác bảo quản vắc xin tại huyện Anh Sơn
Ông Thái Sỹ Thân, cán bộ chuyên trách tiêm chủng mở rộng, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Nghệ An cho biết: 2 tháng 1 lần, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Bộ Y tế sẽ có công văn gửi về cho tỉnh thông báo số lượng vắc-xin sẽ cấp sau khi đã có những tính toán sơ bộ về nhu cầu của tỉnh.
Về phía ngành Y tế Nghệ An sau khi nhận được thông báo này sẽ xem xét, phúc đáp lại để điều chỉnh số lượng vắc-xin đúng với yêu cầu thực tế. Vắc-xin sẽ được Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương vận chuyện bằng xe lạnh về hệ thống kho lạnh Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh để bảo quản, mỗi đợt là 252.000 liều.
Hàng tháng, Trung tâm Y tế các huyện, thành, thị sẽ cho xe ô tô với các hòm lạnh chuyên dụng đến nhận vắc xin ở Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh. Các hòm lạnh đều có thiết bị chuyên dụng nhằm đảm bảo vắc-xin được bảo quản ở nhiệt độ +2 đến + 8 độ C trong quá trình vận chuyển. Và ở Trung tâm y tế mỗi huyện, thành, thị đều có 1 - 2 tủ lạnh chuyên biệt để bảo quản vắc-xin.
Các đơn vị nhận Vắc xin từ kho lạnh của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh.
Các đơn vị nhận Vắc xin từ kho lạnh của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh.
Trước ngày tiêm theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng, các trạm y tế xã, phường, thị trấn sẽ lên nhận vắc-xin ở Trung tâm y tế huyện. Tùy theo địa bàn trạm y tế xã cách xa trung tâm y tế bao nhiêu mà cán bộ y tế có thể đến nhận trước 1 ngày hay 1 buổi. Dụng cụ để bảo quản vận chuyển vắc-xin từ huyện về xã là các phích vắc-xin do Chương trình tiêm chủng mở rộng cấp.
Trước đây, các trung tâm y tế cho phép trạm y tế lấy vắc-xin trước lịch tiêm vài ba ngày, tuy nhiên sau khi có hàng loạt tai biến xảy ra, việc cấp phát vắc-xin cho tuyến xã được thắt chặt… Hầu hết các trạm y tế xã, phường, thị trấn đều  đã được cấp phát tủ lạnh để bảo quản vắc-xin. Song vẫn phải nói rằng công tác vận chuyển, bảo quản hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tại các xã vùng sâu, vùng xa.
Khó trong vận chuyển, bảo quản
Khi xảy ra những tai biến trong tiêm chủng, nhiều người đặt ra nghi vấn: Nguồn vắc-xin không có vấn đề, quy trình tiêm chủng đảm bảo, vậy nguyên nhân là do quá trình vận chuyển, bảo quản vắc-xin không tốt dẫn tới những biến chứng đáng tiếc? Ví dụ như các vùng nông thôn, không có đầy đủ phương tiện hiện đại để bảo quản, thường xuyên mất điện ảnh hưởng tới yêu cầu nghiêm ngặt về nhiệt độ, ảnh hưởng tới chất lượng, tính an toàn của các loại vắc-xin tiêm chủng.
Tìm hiểu thực tế tại một số địa phương vùng sâu, vùng xa cho thấy những quan ngại này là có cơ sở… Tại Trạm Y tế xã Mỹ Lý (xã vùng sâu huyện Kỳ Sơn), điện lưới mới được kéo về mấy ngày nay. Cán bộ Trạm Y tế xã Mỹ Lý đang loay hoay với việc nối điện lưới vào tủ lạnh chuyên dụng bảo quản vắc-xin. Trước đây, tủ bảo quản vắc-xin của trạm chạy bằng điện năng lượng mặt trời. Từ năm 2012 đến nay, trạm chuyển về trụ sở mới, không có hệ thống điện năng lượng mặt trời nên tủ không hoạt động. 
Phích vắc xin
Phích đựng vắc xin đến vùng khó khăn.
Trạm trưởng Trạm Y tế xã Mỹ Lý, Vi Văn Thắng quyết định: “Do đường đi lại khó khăn, trước ngày tiêm chủng 1 ngày, trạm cử cán bộ ra trung tâm huyện nhận vắc-xin về. Vắc-xin được vận chuyển và bảo quản bằng phích chuyên dụng. Quá trình bảo quản chờ tiêm tại trạm, cán bộ y tế sẽ liên tục chú ý để bỏ đá lạnh vào, đảm bảo nhiệt độ của phích vắc-xin theo đúng quy định.
Trước năm 2014, trạm vẫn cử cán bộ đem vắc-xin về tiêm tại các bản lẻ. Việc vận chuyển đá lạnh và vắc-xin khá phức tạp. Từ năm 2014 trở lại đây, việc tiêm vắc-xin cho trẻ tập trung tại trạm, tạo thuận lợi hơn trong việc bảo đảm các liều vắc-xin không hư hại, đảm bảo phòng chống sốc. Tuy nhiên lại nảy sinh ra bất cập mới: Người dân không tuân thủ lịch tiêm vắc-xin cho trẻ, do đó, số vắc-xin không được tiêm đúng ngày buộc phải hủy bỏ. Số vắc-xin thừa không thể đem ra trung tâm y tế huyện để trả do trạm thiếu kinh phí.
Bác sỹ Lương Văn Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Kỳ Sơn cho hay: Khó khăn lớn nhất cho công tác vận chuyển, bảo quản vắc - xin ở Kỳ Sơn là giao thông, nhiều trạm y tế xã đã có tủ bảo quản nhưng lại không có điện. Vắc - xin nhận về thường phải tiêm luôn, nếu trẻ ốm qua khám sàng lọc phát hiện không đủ điều kiện tiêm thì liều vắc-xin đó phải chấp nhận hủy, trẻ muốn tiêm phải chờ tháng tiếp theo. Một khó khăn nữa là kinh phí hỗ trợ vận chuyển, bảo quản của chương trình khá hạn hẹp, trung bình mỗi trạm y tế vùng sâu, vùng xa được hỗ trợ 100.000 đồng/tháng cho việc vận chuyển, bảo quản vắc - xin. Trong khi chi phí thực mà cán bộ y tế bỏ ra nhiều hơn gấp bội…
Bác sỹ Nguyễn Xuân Hồng kiểm tra tra công tác bảo quản vắc xin tại trạm y tế. xã Thạch Giám, huyện Tương Dương.
Bác sỹ Nguyễn Xuân Hồng kiểm tra tra công tác bảo quản vắc xin tại trạm y tế. xã Thạch Giám, huyện Tương Dương.
Bác sỹ Lê Quang Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Quế Phong cho biết: Mỗi lần trèo đèo lội suối đi tiêm chủng ở bản xa như bản Mông xã Tri Lễ, bản Huồi Máy, xã Cắm Muộn, cán bộ y tế cơ sở rất vất vả để vận chuyển đá lạnh, phích vắc xin, túi cứu thương. Vượt lên mọi khó khăn, cán bộ trạm vẫn phải tìm cách bảo quản vắc-xin đúng quy định tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc... 
Ông Thái Sỹ Thân khẳng định: Hiện tỉnh đã thực hiện các dự án kéo điện về vùng sâu, vùng xa; ngành Y tế đã trang bị, thay thế, sửa chữa tủ lạnh đựng vắc-xin cho hơn 200 trạm y tế xã, phường, thị trấn. Đồng thời mở các lớp tập huấn cho các cán bộ y tế thực hiện công tác tiêm chủng, trung bình mỗi cán bộ tiêm chủng cứ 3 năm lại được đào tạo 1 lần…
QUY ĐỊNH VỀ NHIỆT ĐỘ BẢO QUẢN MỘT SỐ LOẠI VẮC XIN
1. Vắc-xin bại liệt uống bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8 độ C 
2. Vắc-xin phòng lao bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8 độ C 
3. Vắc-xin bạch hầu – ho gà – uốn ván bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8 độ C (không được để đông băng)
4. Vắc-xin 4 trong 1 phòng bệnh: bạch hầu, uốn ván, ho gà và viêm gan B bảo quả ở 2 - 8  độ C (không được để đông băng vắc xin)
5. Vắc-xin 5 trong 1 phòng các bệnh: bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và Haemophilus influenzae type bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8 độ C (không được để đông băng vắc xin)
6. Vắc - xin tổng hợp phòng các bệnh viêm màng não, viêm phổi, và những nhiễm trùng khác do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp b gây nên bảo quản ở nhiệt độ 2- 8 độ C
7. Vắc-xin phòng sởi - rubella và vắc xin phòng sởi - quai bị - rubella bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8 độ C
8. Vắc-xin Sởi bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8 độ C
9. Vắc-xin tả bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8 độ C, không được để đông băng vắc xin
10. Vắc-xin thương hàn bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8 độ C, không được để đông băng vắc xin
11. Vắc-xin uốn ván bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8 độ C, không được để đông băng vắc-xin.
12. Vắc-xin viêm gan B bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8 độ C, không được để đông băng
13. Vắc-xin viêm não Nhật bản bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8 độ C, không được để đông băng vắc xin.
P.V
(Nguồn Viện Paster TP. Hồ Chí Minh)
 Thanh Sơn

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.