Công dụng tuyệt vời của cá diếc

Cá diếc không chỉ là món ăn ngon mà còn có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, đặc biệt là bệnh nhân bị suy nhược cơ thể.

Cá diếc còn có tên gọi là tức ngư, phụ ngư… Trong Đông y, cá diếc vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ tỳ kiện vị, ích khí, bổ huyết, hành thủy, tiêu thũng, tiêu khát, sát khuẩn, dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, đầy bụng, tiêu hóa kém, thúc đẩy việc tạo sữa, trị viêm đại tràng mạn tính, chữa vàng da…

cháo cá diếc
Cháo cá diếc chữa bệnh huyết áp.

Sau đây là các bài thuốc chữa bệnh có dùng cá diếc:

Thuốc bổ huyết: Cá diếc 1 con, làm sạch bỏ ruột, câu kỷ tử 12g, hoàng kỳ 12g, gừng sống 3g, hạt tiêu, gia vị vừa đủ, thêm chút rượu (10 ml). Tất cả nấu chín, ăn cá, uống nước. Ăn liền trong nhiều ngày.

Trị tiểu đường: Cá diếc 1 con, làm sạch bỏ ruột, lấy lá chè non bỏ vào bụng cá cho đầy, ngoài gói giấy rồi đem nướng cho cá chín, chia ăn vài lần trong ngày (ăn cả lá chè).

Trị chứng tích thực, trướng bụng, ăn không tiêu: Cá diếc 1 con làm sạch, bỏ ruột. Lấy 2 - 3 củ tỏi tách từng tép bỏ vào bụng cá, ngoài gói  2 - 3 lớp giấy rồi đem nướng chín, bỏ tỏi ăn cá.

Cá diếc rất tốt cho sức khỏe.
Cá diếc rất tốt cho sức khỏe.

Trị chứng buồn nôn, nôn mửa: Cá diếc 1 con làm sạch, sa nhân 3g, gừng sống 3g, hồ tiêu 3g, đổ nước xâm xấp, hầm chín lấy nước uống.

Trị viêm đại tràng mạn tính: Cá diếc 1 con làm sạch, bỏ ruột hầm mềm lấy nước nấu cháo, gỡ thịt cá cho vào cháo, thêm gia vị vừa đủ, rau thơm, ăn nóng.

Trị đau gan vàng da: cá diếc 1 con làm sạch, bỏ ruột, nướng qua cho thơm rồi lấy rau má và lá mơ nấu cùng, ăn trong ngày. Cần ăn thường xuyên.

canh cá diếc
Canh cá diếc.

Trị tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng: Cá diếc to 1 con, làm sạch vảy, bỏ ruột rồi lấy: trần bì 5g, sa nhân 5g, tất bạt 5g, gừng, tỏi, hạt tiêu, cho vào bụng cá rồi đem rán vàng sau đó bỏ cá vào nồi đổ nước xâm xấp ngập cá, thêm 1 chút rượu (10 ml), gia vị vừa đủ, đun nhỏ lửa. Ăn cá, uống nước.

Sản phụ thiếu sữa, sức yếu sau sinh: cá diếc 400g, rửa sạch, bỏ ruột, nhét vào bụng cá hoàng kỳ 20g, đương quy 10g, thông thảo 8 g, nước vừa đủ ngập cá, hầm lửa nhỏ cho nhừ. Ăn cá uống nước canh liền trong 4 - 5 ngày.

Kiêng kỵ: Các chứng bệnh có urê huyết cao, hôn mê gan không nên ăn cá diếc.

Theo Zing.vn

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.