Cách xông hơi đúng chuẩn để giải cảm tại nhà

Các loại lá để nấu nồi nước xông thường có mùi thơm, xông khoảng 10-20 phút, sau đó uống một cốc nước nóng.

Phương pháp nồi xông giải cảm đã được dân gian áp dụng lâu đời để chữa cảm mạo giai đoạn đầu. Tác dụng vật lý của hơi nước nóng kết hợp tác dụng dược lý của các chất bay hơi chứa trong dược thảo kéo theo hơi nước làm giãn mạch ngoại biên, lượng máu được tăng cường. Điều này giúp kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, đào thải các chất độc trong cơ thể ra ngoài.

Các loại lá để nấu nồi nước xông thường có mùi thơm, lá tươi thì tốt hơn. Thường dùng lá chanh, sả, hương nhu, bưởi, tía tô, kinh giới, hoắc hương, quế, gừng, bạc hà, húng chanh, tre, dâu... Mỗi lần dùng 5-10 loại lá tùy điều kiện, tổng lượng khoảng 600-1.000 g. 

Lá rửa sạch, cho tất cả vào nồi, đổ ngập nước. Dùng lá chuối tươi phủ kín miệng nồi trước khi đậy nắp, cần thiết thì dùng vật nặng đè lên nắp nồi để giữ hơi. Đun sôi khoảng 10 phút. Đặt nồi xông ở nơi thật kín gió, mang theo khăn sạch, đũa.

Nồi lá xông giải cảm.

Nồi lá xông giải cảm.

Cách xông:

- Người bệnh cởi bỏ quần áo, trùm chăn kín người và nồi xông. Nồi xông đặt trước mặt người xông.

Đầu ngẩng và nghiêng sang một bên để tránh hơi nước nóng phả mạnh vào mặt. Dùng đũa mở nồi nước từ từ cho hơi nước thoát ra, sao cho độ nóng vừa ở mức chịu đựng được. Có thể dùng đũa vạch lá cho hơi thoát ra. 

- Khi nào mồ hôi ra đều toàn thân thì dừng xông. Thời gian xông thường 10-20 phút.

- Lau sạch mồ hôi bằng khăn khô sạch, mặc quần áo sạch.

- Uống một cốc nước (trà, đường, chanh...) nóng.

Một số điều cần lưu ý:

- Liệu pháp này không áp dụng cho người đã ra nhiều mồ hôi, mất nước nhiều, mất máu nhiều, chóng mặt, người không điều khiển được hành vi của mình như già yếu, lú lẫn, người bệnh Parkinson...

- Không dùng cho những người đang bệnh nặng, phụ nữ có thai, trẻ em dưới 12 tuổi.

- Trong quá trình xông đề phòng bị bỏng.

- Xông giải cảm thường chỉ xông một lần, nếu bệnh không thuyên giảm thì phải đi khám bệnh.

Theo VNE

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.