Niềm vui đầu năm học mới ở vùng biên Na Ngoi

(Baonghean) - Mùa thu này, những điều mới mẻ đang thực sự đến với xã biên giới Na Ngoi (Kỳ Sơn). Sự quan tâm thiết thực của các tổ chức và chính quyền mang lại niềm hy vọng về một cuộc sống mới cho những học sinh đang ở trong những lán bán trú nơi đây.

Con đường từ trung tâm xã Nậm Càn vào Na Ngoi vẫn lởm chởm đá sỏi nhưng đã có phần dễ chịu hơn. Đoạn đường qua bản Phù Khả không còn nhão nhoẹt như những mùa mưa trước đây. Trên tuyến, các đơn vị thi công đang san ủi, tu sửa. Đây là niềm vui lớn đối với đồng bào và học trò cùng thầy cô giáo vùng cao biên giới khi bước vào năm học mới. “Con ngựa sắt” của chúng tôi cũng trở nên “dễ chịu” hơn, nó không nhảy chồm chồm trên đám đá lớn, đá bé và nằm chết lỳ dưới vũng bùn như những lần trước nữa… Đã nhiều lần đến vùng đất này nhưng hôm nay là lần đầu tiên tôi đến vào dịp khai giảng năm học mới.
Buổi sáng, tiếng gà gáy tam canh vọng đến từ một ngôi nhà ở cuối bản Tổng Khư, cái lạnh tràn về ở miền đất có độ cao trên 1.500 mét so với mực nước biển. Ngay những ngày hè, khi mặt trời vừa khuất núi, cái lạnh se sắt đã chiếm cả không gian cho đến lúc sương tan vào buối sáng hôm sau. Trên nẻo đường núi dẫn đến Trường THCS dân tộc bán trú Na Ngoi đã xuất hiện những bóng học trò với màu áo trắng, mũ ca lô và khăn quàng đỏ. Những em nhỏ ở bản Ka Nọi, Tổng Khư đang đến tựu trường. Tôi bỏ lại “con ngựa sắt” trong khu nhà của trạm y tế xã hòa vào đám học sinh. Nhưng dường như các bạn nhỏ chẳng muốn để ý đến tôi với chiếc máy ảnh trên tay. Tất cả đều đang háo hức đến trường kịp giờ khai giảng. Tiếng đế giày trên đường đất lạo xạo như thêm giục giã những bước chân nhanh đến trường.
Có lẽ đã khá lâu rồi tôi mới có một ngày ngồi chung hàng với những cô cậu học trò. Đó quả là một trải nghiệm thú vị khiến tôi như được sống lại tuổi học trò đã xa gần 20 chục năm.
Cán bộ Tỉnh đoàn tặng quà học sinh Trường THCS dân tộc bán trú Na Ngoi (Kỳ Sơn).
Cán bộ Tỉnh đoàn tặng quà học sinh Trường THCS dân tộc bán trú Na Ngoi (Kỳ Sơn).
Trong hàng ghế của nhóm học sinh lớp 8 có một cô bé nhận ra tôi và cất tiếng “chào chú”. Đó là bé Moong Thị May ở bản Huồi Thum. Hơn 2 năm trước, tôi từng theo chân cô trò này từ bản lên trường. Khi đó bé May mới vào lớp 6, đi cùng với chị gái khi ấy đã học lớp 9. Trong suốt 5 giời đồng hồ lội rừng, bé Vỹ, chị của bé May luôn khẳng định rằng em sẽ trở thành người đầu tiên trong bản “ra huyện học cấp ba”. Thế nhưng trong một chuyến lên Na Ngoi gần một năm sau đó, tôi hay tin bé Vỹ đã lấy chồng và sắp sửa làm mẹ. Tôi nhìn sang bé May, hỏi: Trong bản đã có ai vào lớp 10 chưa? “Cũng có vài đứa rồi đấy chú”, cô bé nhanh nhảu trả lời. Thế May có học lên lớp 10 không? “Có chú ạ. Sắp có đường từ quốc lộ vào bản, đi học sẽ gần hơn.” Tôi hiểu được niềm vui của May bởi những ai phải mỗi tuần hai lần đi suốt 5 giờ đồng hồ trèo đèo lội suối ở Huồi Thum đến trường mới thấu được thế nào là vất vả. Không chỉ lội bộ cả nửa ngày đường đến trường, những học trò ở đây còn phải ở trong những chiếc lán đơn sơ do gia đình tự tay dựng cho con ở theo học chữ. Cảnh sống trong những lán tạm đã trở nên quen thuộc từ hàng chục năm nay đối với các lứa học trò ở những địa bàn biên giới. 
Buổi lễ khai giảng diễn ra nhanh nhưng ý nghĩa. Những món quà của các đoàn thể đã đến được tận tay các em nhỏ. Cô bé Già Y Giải năm nay vào lớp 6 có dịp đứng trên sân khấu nói lên những điều đang nghĩ. Sau phần lễ, là màn kéo co của hai khối học sinh lớp 8 và lớp 9. Sau giờ khai giảng, bầy trẻ tản mát đi theo những lối mòn trong bản, phần lớn các em về lại trong những căn lán tạm cạnh trường. Có đến 2/3 trong số hơn 440 học trò của Trường THCS Na Ngoi đến từ những bản xa như Kẻo Bắc, Xiềng Xí, Thăm Hón, Na Cáng, Huồi Xai, Huồi Thum... 
Trong ngôi lán cạnh trường, cô bé Già Y Xồng đến từ bản Huồi Xai kể rằng năm nay đã vào lớp 8. Y Xồng cho biết cứ chiều chủ nhật em lên trường để kịp giờ học sáng hôm sau và trở về nhà vào cuối tuần. Mỗi lần đi về như thế đều mất từ 4 đến 5 giờ đồng hồ. Từ chủ trương hỗ trợ học sinh bán trú của nhà nước các em ở lại lán trọ, ngày ba bữa được thầy cô giáo nấu cơm, phục vụ ăn uống, vì vậy các em có thời gian chuyên tâm học hành. Trước đây sau giờ học, các trò lại phân công nhau, người xách nước, người hái củi, hái rau. Lo được bữa ăn đã mệt, mở sách ra là con mắt díp lại rồi. Bây giờ dù vẫn chưa có nhà bán trú nhưng cuộc sống, học hành cũng có đôi phần đỡ vất vả hơn. Nói về ước mơ, cô bé Y Xồng cho hay, bây giờ chỉ biết học thôi, chưa xác định được sẽ làm nghề gì. Phải mất một lúc lâu nhẩm đếm, Y Xồng mới nhớ ra gia đình mình có 10 anh em, kinh tế khó khăn, chẳng biết sẽ theo học đến lớp mấy nữa. Các anh chị người học cao nhất cũng chỉ xong lớp 9 rồi về ở nhà lập gia đình.
Trước khi chia tay những cô, cậu học trò, tôi được thầy Nguyễn Công Giang, Phó Hiệu trưởng Trường THCS dân tộc bán trú Na Ngoi cho biết, chỉ trong vòng tháng tới, các em học sinh bán trú sẽ có một nơi ở mới. Một công trình xây dựng gồm 10 phòng học dành cho các em nhỏ bản xa đang được gấp rút thi công. Công trình do quỹ thiện nguyện của một tập đoàn kinh tế lớn đầu tư xây dựng. Cũng trong năm nay, một dãy phòng học nữa sẽ được một nhà đầu tư khác xây tặng cho thầy và trò nơi đây. Đó thực sự là một tin vui trong ngày khai trường năm học mới ở vùng biên viễn.
Hữu Vi

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.