Sự thật đằng sau ký tự thông dụng

@ trở thành biểu tượng của thời đại kỹ thuật số, gắn liền với thư điện tử, Facebook và nhiều dịch vụ khác, nhưng lịch sử tạo ra ký tự này thì không phải ai cũng biết. 
Được gọi bằng cái tên “ốc sên” ở Italia hay “đuôi khỉ” ở Đức, @ trở thành biểu tượng quen thuộc của thời đại thông tin số, gắn liền với nhiều dịch vụ như email, Twitter hay Facebook. Nó còn xuất hiện tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại ở New York như một ví dụ điển hình về thành tựu của loài người mà biểu tượng này đại diện.
Các tu sĩ trong quá trình chép kinh thánh cũng dùng @. (Ảnh minh họa)
Các tu sĩ trong quá trình chép kinh thánh cũng dùng @. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, nguồn gốc của ký tự được mệnh danh là “duyên dáng nhất trên bàn phím” vẫn còn là một bí ẩn. Có giả thuyết cho rằng, các tu sĩ thời trung cổ trong quá trình sao chép bản thảo đã sử dụng chữ “ad” để thay thế cho từ “toward” trong tiếng Latin, nhưng sau cùng lại rút gọn thành @.
Ý kiến khác thì cho rằng, nó xuất phát từ tiếng Pháp thay thế cho từ “à” (tiếng anh là “at”), hay như người làm sổ sách kế toán dùng để thay thế cụm từ “each at”. Tài liệu đầu tiên xuất hiện ký tự @ là một bức thư của thương gia Francesco Lapi người Florentine dùng để chỉ đơn vị rượu vận chuyển trong các bình đất sét lớn năm 1536.
 Một bản dịch tiếng Bulgaria của Manasses Chronicle năm 1345. (Ảnh: Wikipedia)
Một bản dịch tiếng Bulgaria của Manasses Chronicle năm 1345. (Ảnh: Wikipedia)
Biểu tượng sau đó đóng vai trò quan trọng trong thương mại. Dân buôn sử dụng nó biểu thị cho tỉ lệ “at the rate of” , ví dụ như “12 đồ vật @ 1 USD nghĩa là 12 thứ đơn giá 1 USD. Tuy nhiên, các cỗ máy cũ lại không sử dụng @, ví dụ như máy đánh chữ đầu tiên được tạo ra những năm 1800. Nó cũng vắng bóng trong bảng ký tự của Mỹ năm 1890 sử dụng vào việc thu thập và xử lý số liệu điều tra dân số, tiền đề để lập trình máy tính sau này.
Mãi đến năm 1971, một nhà khoa học máy tính có tên Ray Tomlinson khi phải đối mặt với bài toán làm thế nào để người dùng trong cùng hệ thống gửi thông điệp với nhau đã nghĩ tới biểu tượng @. Tại thời điểm đó, mỗi lập trình viên đều kết nối với hệ thống máy tính cỡ lớn loại đặc biệt thông qua kết nối điện thoại hoặc máy điện báo tích hợp. Nhưng các máy tính tính không được kết nối với nhau, thiếu sót mà chính phủ Hoa Kỳ đã tìm cách khắc phục khi thuê nhiều bên về trợ giúp, nhằm tạo ra mạng lưới gọi là Arpanet, tiền thân của Internet.
Ray Tomlinson cùng biểu tượng @. (Ảnh: guinnessworldrecords)
Ray Tomlinson cùng biểu tượng @. (Ảnh: guinnessworldrecords)
Thách thức của Ray làm sao để mọi người trong hệ thống Arpanet có thể gửi tin nhắn riêng cho nhau. Ông lập luận, các cá nhân cần địa chỉ riêng giống như một phân vùng trên hệ thống, tránh nhầm lẫn. Vì thế, cần một biểu tượng để tách riêng yếu tố người dùng và địa chỉ máy chủ.
“Tôi phải tìm một biểu tượng ít được sử dụng. Và không có nhiều lựa chọn, một dấu chấm than hoặc dấu phẩy. Tôi có thể sử dụng một dấu bằng, nhưng điều đó không làm rõ sự phân tách”, Tomlinson cho biết. Cuối cùng, ông chọn @ và gửi một email từ máy đánh chữ trong phòng, thông qua mạng Arpanet tới một máy điện tín khác cũng trong phòng.
Tomlinson qua đời ngày 5/3/2016, nhưng khi còn sống ông cũng không nhớ nội dung viết trong email đầu tiên của thế giới. Nhưng dù nó là gì, @ từ một ký tự lâu đời trở thành biểu tượng cho cuộc cách mạng trong cách thức kết nối của loài người, đại diện cho sự phát triển thời đại mới.
Theo Vntinnhanh

tin mới

Bản đồ

Hướng về các ngày lễ lớn của dân tộc, thế hệ trẻ gửi nhiều thông điệp về tình yêu đất nước

(Baonghean.vn) - Những ngày tháng Tư lịch sử, đất nước hướng về các ngày lễ trọng đại: Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, những hình ảnh hào hùng đó một lần nữa lại được thế hệ trẻ tái hiện với nhiều thông điệp ý nghĩa.

Thư viện

Để sách trở thành người bạn của học trò

(Baonghean.vn) - Internet phát triển, điện thoại di động, mạng xã hội và rất nhiều mối quan tâm khác khiến giới trẻ ngày nay không còn nhiều người mặn mà với sách. Chính vì thế, gây dựng và phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường là điều hết sức cần thiết, dù với ở độ tuổi nào.

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.