Đề xuất bỏ biên chế giáo viên: Khó khả thi?

(Baonghean) - Mới đây, đề xuất bỏ biên chế giáo viên mà Bộ GD&ĐT đưa ra đã nhận được nhiều ý kiến quan tâm của dư luận. Theo ý kiến của một số cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên, ở một tỉnh có nhiều đặc thù như Nghệ An thì đề xuất này chưa thực sự phù hợp.

Ổn định để yên tâm công tác?

Trong quá khứ, ngành Giáo dục Nghệ An đã từng có giai đoạn hàng nghìn giáo viên mầm non ở ngoài biên chế. Đó là những năm 2011 trở về trước, khi ấy ngoài các huyện vùng cao, mỗi một địa phương còn lại chỉ có 1 trường mầm non ngoài công lập. Số còn lại là hơn 300 trường mầm non trong toàn tỉnh là trường ngoài công lập.

Với cơ chế này lúc bấy giờ, mỗi trường chỉ duy nhất hiệu trưởng là nằm trong biên chế, do Nhà nước trả lương. Nhà trường chịu sự quản lý của chính quyền xã và từ hiệu phó trở xuống, lương chủ yếu do hợp tác xã trả và phụ thuộc hoàn toàn vào tiền thu học phí. Ngân sách tỉnh chỉ hỗ trợ một giáo viên 50.000 đồng.

Nhớ lại thời điểm đó, nhiều giáo viên mầm non không khỏi ngậm ngùi bởi tiền lương quá ít ỏi, bấp bênh, không đảm bảo cuộc sống hàng ngày. Nhắc về giai đoạn khó khăn này, ông Lưu Đức Thuyên - Phó Giám đốc, nguyên là Trưởng phòng Tổ chức cán bộ của Sở Giáo dục và Đào tạo cũng chưa quên hình ảnh nhiều giáo viên mầm non phải trầy trật, vất vả để trụ lại với nghề. 

Cô và trò Trường Mầm non Long Sơn (Anh Sơn).	Ảnh: Mỹ Hà
Cô và trò Trường Mầm non Long Sơn (Anh Sơn). Ảnh: Mỹ Hà

Ông Lưu Đức Thuyên cũng cho biết, những năm 2000, số lượng học sinh theo học mầm non không đông như bây giờ, vì vậy việc trông chờ vào học phí để chi trả lương cho giáo viên hết sức bấp bênh. Ngoài trả lương bằng tiền, nhiều hợp tác xã còn trả lương cho giáo viên bằng lúa và các loại nông sản khác vì ngân sách của địa phương không đủ...

Khó khăn này chỉ thực sự được giải quyết từ năm 2011, sau khi Quyết định số 64/QĐ-UBND.VX về việc chuyển đổi loại hình trường mầm non bán công được thực hiện. Nhờ đó, hơn 300 trường mầm non bán công được chuyển thành trường công lập và hoạt động theo cơ chế tự chủ một phần kinh phí.

Đồng thời với đó, hơn 5.000 giáo viên mầm non đã tuyển dụng vào biên chế. Đây cũng được xem là một bước ngoặt lớn của ngành Giáo dục tỉnh nhà, qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non của tỉnh.

Đến thời điểm này, toàn tỉnh Nghệ An có hơn 5 vạn giáo viên ở cả 4 cấp học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông và là một trong những tỉnh có số lượng giáo viên lớn nhất cả nước. Do đặc điểm địa lý, nên một số lượng lớn giáo viên đang phải công tác ở những xã vùng sâu, vùng xa thuộc 10 huyện vùng núi cao. Đây cũng là những địa phương mà trước đây để thu hút giáo viên, ngành Giáo dục phải thực hiện chính sách vận động, tình nguyện.

Hiện tại, mặc dù mức lương cho giáo viên thuộc các huyện vùng cao, các xã 135 đã phần nào được cải thiện nhờ những chính sách ưu tiên của ngành Giáo dục nhưng đời sống của giáo viên vùng cao vẫn rất khó khăn. Trong hoàn cảnh này, nếu không có cơ chế riêng, không có những chính sách đặc biệt thì khó có thể thu hút giáo viên lên vùng cao. 

Thực tế, dù chỉ tiêu biên chế có hạn, nhưng những năm qua, tỉnh Nghệ An luôn dành nhiều chính sách ưu tiên cho giáo viên vùng cao, đặc biệt là ưu tiên về chỉ tiêu biên chế. Điều này một phần cũng bởi để các giáo viên yên tâm công tác, gắn bó với công việc.

Chia sẻ về quan điểm của mình, ông Chu Văn Long - Trưởng phòng Tổ chức cán bộ - Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết: "Giáo viên vùng cao so với những vùng khác chịu nhiều thiệt thòi và cần những ưu tiên nhất định và khó có thể yêu cầu giáo viên tâm huyết với nghề nếu như họ không được vào biên chế, không có sự ổn định trong công tác".

Cần có sự sàng lọc

Dù chỉ mới là chủ trương nhằm thực hiện thí điểm, nhưng việc Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất việc bỏ biên chế giáo viên đang nhận được sự quan tâm của dư luận, đặc biệt là đội ngũ giáo viên.

Nêu quan điểm của mình, thầy giáo Nguyễn Đức Thế, giáo viên Trường THCS Quỳnh Thanh (Quỳnh Lưu) cho biết: “Khi nhận được thông tin này chúng tôi rất lo lắng. Về cá nhân tôi cho rằng, nếu bỏ biên chế sẽ có những mặt tích cực bởi nó yêu cầu mỗi giáo viên phải tự phấn đấu, nâng cao chuyên môn, trình độ. Tuy vậy, điều này sẽ khó khăn cho những giáo viên đã lớn tuổi, những giáo viên đã có nhiều năm thâm niên trong công tác vì họ không có nhiều thời gian để bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ. Hơn thế, sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, “miếng cơm manh áo” của họ”.

Thầy giáo Trần Văn Hạnh - Hiệu phó Trường Tiểu học Quỳnh Thanh (Quỳnh Lưu) cũng cho rằng: “Nếu chủ trương bỏ biên chế được thực hiện, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tâm lý giáo viên và đòi hỏi mỗi giáo viên phải cố gắng nếu không muốn bị đào thải. Tuy nhiên, việc thực hiện cần phải xem xét vì nó phụ thuộc vào từng vùng miền, đặc thù của từng bậc học. Như hiện tại ở địa bàn chúng tôi là một xã đặc thù, nếu như bỏ biên chế thì kinh phí của nhà trường không đủ để chi trả lương cho giáo viên. Trong khi đó, việc vận động từ các nguồn thu khác gặp rất nhiều khó khăn”.

Giờ học của học sinh Trường Tiểu học Chi Khê (Con Cuông).Ảnh:Mỹ Hà
Giờ học của học sinh Trường Tiểu học Chi Khê (Con Cuông). Ảnh:  Mỹ Hà

Nói về việc thí điểm bỏ biên chế trong ngành Giáo dục, thầy giáo Trần Trung Hiếu - Giáo viên Trường THPT chuyên Phan Bội Châu cho rằng: “Phương án này sẽ giúp các cơ quan, trường học có thêm rất nhiều quyền lựa chọn lao động. Người lao động, nhất là giáo viên trẻ vừa ra trường có quyền lựa chọn môi trường, cơ quan công tác, theo điều kiện khả năng của mình.

Ngoài ra, phương án này sẽ “triệt tiêu” thói quen, nhận thức “ỉ lại” vào biên chế là đã an toàn, từ đó tạo động lực cho các giáo viên cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ, nếu không sẽ bị cắt hợp đồng.

Tuy nhiên, sẽ có nhiều câu hỏi được đặt ra mà không dễ có câu trả lời thỏa đáng đó là: Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ nghĩ gì và hành xử như thế nào khi những cán bộ quản lý, giáo viên đã cống hiến nhiều năm trong ngành, đã được biên chế và hưởng lương từ ngân sách sẽ không còn là viên chức, công chức? Chế độ, chính sách về lương bổng, các danh hiệu, thành tích trong cơ quan trường học, cơ sở giáo dục của họ sẽ như thế nào?

Chưa ai dám khẳng định chắc chắn tính khả thi, tính hiệu quả của phương án này, nhưng nếu được lấy ý kiến một cách công khai, dân chủ và trung thực trên toàn quốc thì số lượng giáo viên phản đối sẽ nhiều hơn đồng thuận. Vì sự thay đổi đó sẽ ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến tinh thần, tâm tư, tình cảm, đến miếng cơm manh áo, đến đời sống của hơn 1 triệu cán bộ, giáo viên, công nhân viên trên toàn quốc”.

Về vấn đề trên, ông Lưu Đức Thuyên - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho rằng: Từ năm 2003, Chính phủ đã có Nghị định 116 về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp. Trong đó, có những quy định cụ thể về việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên hợp đồng, phân loại viên chức.

Riêng Nghệ An, việc “sàng lọc giáo viên” còn thực hiện trước một bước khi năm 2002, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 109 về việc đánh giá, xếp loại giáo viên và chính sách cho giáo viên không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và hàng nghìn giáo viên đã phải nghỉ hưu sớm vì không đáp ứng yêu cầu.

Điều này cũng cho thấy, không chỉ khi chủ trương thí điểm bỏ biên chế giáo viên được đưa ra, thì công tác đánh giá xếp loại giáo viên mới được quan tâm mà đây là việc làm thường xuyên. Qua đó, cũng góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh nhà.

Vì vậy, việc bỏ biên chế giáo viên như ý tưởng đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo là nhằm để nâng cao chất lượng giáo viên chưa thực sự phù hợp, và nếu bỏ biên chế thì đối tượng đầu tiên chịu sự tác động chính là đội ngũ giáo viên đã có nhiều năm cống hiến tại các trường thuộc vùng sâu, vùng xa. Vậy việc bỏ biên chế trong ngành Giáo dục liệu có khả thi, nhất là đối với địa bàn tỉnh Nghệ An?

Mỹ Hà

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.