Khoảng 50 triệu liều vaccine Pfizer sẽ về Việt Nam trong quý 4

Theo Lê Nga (vnexpress.net)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết trong quý 4 số lượng vaccine Covid-19 về nhiều hơn, riêng Pfizer là khoảng 47-50 triệu liều.

Ngoài khoảng 50 triệu liều Pfizer về trong quý 4, số vaccine từ các nguồn khác cũng về, song chưa rõ kế hoạch cụ thể.

Hiện vaccine Pfizer đã về Việt Nam hơn 420.000 liều, được Bộ Y tế phân bổ đến các địa phương để tiêm chủng. Vaccine Pfizer cũng được Bộ Y tế cho phép dùng tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 là vaccine AstraZeneca nếu nguồn cung khan hiếm và theo lựa chọn của người được tiêm.

Đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 17,6 triệu liều vaccine Covid-19, gồm vaccine của AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Sputnik-V, Sinopharm. Trong đó, hơn 16 triệu liều vaccine đã được Bộ Y tế phân bổ theo 16 đợt cho các địa phương, đơn vị. Một triệu liều vaccine Sinopharm do một doanh nghiệp mua theo ủy quyền của UBND TP HCM đã về thành phố hôm 31/7.

Riêng quý 3, theo Bộ Y tế sẽ tiếp nhận khoảng 30 triệu liều, hiện đã nhận gần 14 triệu liều các loại AstraZeneca, Moderna, Pfizer, Sinopharm. Các nguồn vaccine đến từ hợp đồng mua của Công ty VNVC với AstraZeneca, Bộ Y tế mua của Pfizer, TP HCM mua của Sinopharm và Cơ chế Covax cung ứng, quà tặng từ chính phủ Nhật, Mỹ, Trung Quốc.

Bộ trưởng Bộ y tế Nguyễn Thanh Long nói trong cuộc họp trực tuyến các tỉnh thành sáng 2/8, trong quý 3 số lượng vaccine về chưa nhiều, tuy nhiên các địa phương phải tăng tốc tiêm vaccine ngay. Những nơi ít vaccine vẫn phải đẩy nhanh tốc độ tiêm để vừa làm vừa rút kinh nghiệm, chuẩn bị cho các đợt vaccine sắp về. Nguyên tắc là "có vaccine nào tiêm ngay vaccine đó, không lựa chọn vaccine", bởi tất cả loại vaccine Bộ Y tế đã cấp phép đều được Tổ chức Y tế Thế giới cấp phép và các nước sử dụng.

vaccine Covid-19

Bộ trưởng đánh giá tốc độ tiêm chủng của một số địa phương chậm, có nơi quá thận trọng, chỉ tổ chức tiêm ở bệnh viện. Ông yêu cầu không giới hạn điểm tiêm, không giới hạn số lượng tiêm trong một buổi, thời gian chờ đợi sau tiêm thay đổi tùy theo các địa phương quyết định. Tại các vùng phong tỏa càng phải tổ chức tiêm ngay.

Sàng lọc sớm, sàng lọc trước các nhóm người đăng ký tiêm để phân loại, chỉ định điểm tiêm phù hợp tình trạng sức khỏe người dân.

"Các địa phương phải lập kế hoạch tiêm nhanh chóng nhất có thể nhưng phải đảm bảo an toàn", ông Long nói.

Tính tới sáng 2/8, gần 6,5 triệu liều vaccine đã được tiêm cho lực lượng tuyến đầu chống dịch và người dân cả nước. Trong đó, gần 660.000 người đã tiêm đủ 2 mũi.

7 tỉnh triển khai tiêm vaccine đạt trên 70% số liều được phân bổ, bao gồm: Bắc Ninh, Bắc Giang, Bình Phước, Kon Tum, Hải Dương, Đăk Nông, Hà Nam.

Việt Nam đặt mục tiêu cuối năm 2021 đầu 2022 có thể đạt miễn dịch cộng đồng, khoảng 70% dân số được tiêm vaccine Covid-19.

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.