Trồng mía khuyến học

(Baonghean) - Là xã vùng sâu, vùng xa có 70% đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống nhân dân gặp không ít khó khăn, tuy nhiên, trong những năm qua, xã Nghĩa Mai là điểm sáng về phong trào khuyến học của huyện Nghĩa Đàn. Một trong những cách làm mang lại hiệu quả tích cực, là Hội khuyến học xã góp sức trồng gần 2 ha mía để làm quỹ giúp đỡ học sinh nghèo học giỏi và động viên nhiều em có hoàn cảnh khó khăn từng bỏ học trở lại trường.
Trên con đường đất ngoằn ngoèo, trơn trượt do trời mưa, chúng tôi theo chân anh Vũ Xuân Hậu, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học xã Nghĩa Mai đến nhà em Lê Thị Hồng, xóm 6A, hiện là sinh viên khoa Mầm non, Trường Đại học Vinh. Em Hồng là một trong nhiều trường hợp được Hội Khuyến học xã động viên về vật chất và tinh thần để tiếp tục đến trường. Năm học 2014 - 2015 em đỗ vào Trường Đại học Vinh, khoa Mầm non nhưng gia đình không cho theo học vì quá khó khăn. Được Hội Khuyến học xã và huyện Nghĩa Đàn động viên, gia đình đã cho em đi học.
Tiếp chúng tôi, chị Cao Thị Quang, mẹ em Hồng rơm rớm nước mắt: Năm 2014, nghe tin con đậu đại học điểm cao mà thấy thương con, nghĩ giờ con đi học thì không có tiền, thôi thì nhà nghèo đành khuyên con đi làm thuê, làm mướn. Nó khóc dữ lắm nhưng thương bố mẹ nên quyết định không đi học. Rồi cán bộ khuyến học xã, nhân dân trong xóm và thầy cô Trường THPT Cờ Đỏ động viên tinh thần và giúp cháu 3,5 triệu đồng nên gia đình đã quyết định cho cháu tiếp tục đi học. Phấn khởi hơn, sau 1 học kỳ, cháu đã nhận được học bổng, như vậy sẽ đỡ hơn cho chi phí của cha mẹ…”.
Hội viên Hội Khuyến học Nghĩa Mai (Nghĩa Đàn) thu hoạch mía làm quỹ.
Hội viên Hội Khuyến học Nghĩa Mai (Nghĩa Đàn) thu hoạch mía làm quỹ.
Trong ngôi nhà cấp của gia đình Hồng không có vật dụng gì có giá trị ngoài bộ bàn ghế cũ kỹ và những tấm giấy khen của em dán dày trên tường. Anh Lê Văn Minh, bố của Hồng chia sẻ: “Gia đình tôi có 7 người con, 5 đứa lập gia đình, còn 2 đứa học giỏi, nhưng chị gái của Hồng đành bỏ học đại học giữa chừng vì nhà nghèo quá, bản thân tôi bị đau cột sống không làm gì được, một mình vợ bươn chải trồng ít sào mía, lúa và làm thuê nuôi con. Sự giúp đỡ của Hội Khuyến học các cấp là nguồn động viên rất lớn đối với gia đình”.
Ở Nghĩa Mai không ít hộ gặp trường hợp tương tự như gia đình em Hồng. Trước tình hình đó, Hội Khuyến học xã xác định phải phát huy vai trò cầu nối giữa phụ huynh và nhà trường, có trách nhiệm động viên giúp đỡ các em tiếp tục đến lớp. Gia đình chị Hồ Thị Hương ở xóm 13, có 4 người con thì 3 cháu học đại học, 1 cháu học cao đẳng. Nhiều khi gánh nặng chi phí cho con học hành khiến vợ chồng chị dường như kiệt sức. Tuy nhiên, hằng năm Hội Khuyến học xóm, xã đã động viên, giúp gia đình cũng như các em có thêm động lực để tiếp tục học tập tốt. Vì vậy, đến nay 4 người con của chị Hương đều là sinh viên giỏi của các trường đại học, cao đẳng.
Ông Vũ Xuân Hậu, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học xã cho biết: Muốn động viên được các em đến trường trước hết phải có nguồn lực, ngoài huy động mỗi hộ đóng góp 20 nghìn đồng, hội khuyến học xã đã đề xuất đảng uỷ, UBND xã xin nhận thầu gần 2 ha mía để làm quỹ. Được sự đồng ý của đảng uỷ, chính quyền, các hội viên rất phấn khởi hưởng ứng sản xuất. Năm đầu tiên xã huy động hội viên trồng mía, làm cỏ, chăm sóc và thu hoạch. Hội viên đông, làm nhanh rất hiệu quả, trừ chi phí, mỗi vụ thu được hơn 20 triệu đồng làm quỹ. Tuy nhiên, nhận thấy việc bảo vệ chăm sóc còn gặp khó khăn nên từ năm thứ 2, hội đã giao cho cá nhân hội viên làm để chủ động trong việc chăm sóc, thu hoạch. Anh Trương Văn Dùng, hội viên Hội Khuyến học xóm 3C là người nhận thầu mía khuyến học cho xã cho biết: “Ai cũng ủng hộ trồng mía để làm khuyến học cả nên khi mình nhận thầu mía của hội nhiều người ủng hộ, mà ai cũng ưu ái cho ruộng “mía khuyến học” lắm, bà con rảnh rỗi lại giúp công, giúp sức mà không tính toán gì cả”.
Hội viên Hội Khuyến học Nghĩa Mai (Nghĩa Đàn) thu hoạch mía làm quỹ.
Hội viên Hội Khuyến học Nghĩa Mai (Nghĩa Đàn) thu hoạch mía làm quỹ.
Hôm chúng tôi đến xã, các hội viên đang tích cực thu hoạch ruộng mía khuyến học tươi tốt và chuẩn bị cho vụ trồng mới. Sau mỗi mùa mía, Hội Khuyến học xã Nghĩa Mai lại tổng kết quỹ, rà soát những học sinh khó khăn, học sinh nghèo, học sinh học giỏi ở các cấp học, lên danh sách tặng quà, động viên. Được triển khai 2 năm qua, mô hình “trồng mía khuyến học” của xã đã tặng trên 150 suất học bổng và các món quà hỗ trợ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Nhờ làm tốt công tác khuyến học, khuyến tài mà tình trạng bỏ học của học sinh trong xã giảm hẳn; nếu như năm học 2013 - 2014, xã có 5 em bỏ học thì đến năm học 2014 - 2015, xã không có học sinh bỏ học.
Với những nỗ lực đó, Hội Khuyến học xã Nghĩa Mai được Hội Khuyến học huyện Nghĩa Đàn đánh giá cao và lấy làm mô hình để nhân rộng. Ông Hồ Trung Huyến, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học huyện cho biết: “Huyện hội luôn khuyến khích những cách làm hay trong xây dựng quỹ khuyến học ở từng xã. Đặc biệt, đối với xã Nghĩa Mai, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập của người dân còn thấp, nhưng phong trào học tập lại rất cao. Có được điều này một phần nhờ phong trào khuyến học của xã, trồng mía xây dựng quỹ là cách làm hay mà mới chỉ Nghĩa Mai làm được. Nhờ xây dựng quỹ từ trồng mía mà mỗi năm xã có điều kiện giúp đỡ cho nhiều em có nguy cơ bỏ học để tiếp tục đến trường. Huyện hội cũng tuyên truyền để các xã khác nhân rộng mô hình...”. 
Đinh Thuỳ - Như Trang

tin mới

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

(Baonghean.vn) -Giá vàng miếng SJC liên tục xô đổ mọi kỷ lục, tăng vọt lên trên 92 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng được điều chỉnh tăng thêm, chạm mốc 77 triệu đồng/lượng. Vàng tăng giá sốc, thị trường vàng ở Nghệ An chỗ đông đúc người giao dịch, chỗ lại vắng lặng….

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

(Baonghean.vn) - Thời gian qua, châu chấu lưng vàng đã phát sinh tàn phá rừng mét ở huyện Tân Kỳ, nhiều diện tích đã bị châu chấu ăn trụi lá. Châu chấu lây lan, gây hại trên diện rộng là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu không có các biện pháp phòng trừ hiệu quả.

Đường Namyangju Dasan

Những cung đường mộng mơ sắc tím giữa lòng thành Vinh

(Baonghean.vn) - Những ngày này, đi qua tuyến đường Namyangju Dasan và Phùng Chí Kiên, thành phố Vinh, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước những hàng bằng lăng tím trải dài, đua nhau khoe sắc. Đây đang trở thành thành điểm check - in hấp dẫn ở thành Vinh thời điểm này.

Nông dân quê Bác tất bật vào mùa thu hoạch sen

Nông dân quê Bác tất bật vào mùa thu hoạch sen

(Baonghean.vn) - Tháng Năm, những bông sen vươn mình lên khỏi mặt nước, bung mình khoe sắc, toả ngát hương thơm. Thời điểm này, nông dân tất bật vào mùa thu hoạch hoa sen, phục vụ du khách về thăm quê Bác, nhập cho các thương lái trong và ngoài tỉnh…

Làm giàu bền vững từ tre, mét ở huyện biên giới Nghệ An

Làm giàu bền vững từ tre, mét ở huyện biên giới Nghệ An

(Baonghean.vn) - Cùng với phát triển vùng nguyên liệu tre, mét giai đoạn 2021-2025, nhiều bản làng trên địa bàn huyện Tương Dương còn phục tráng rừng mét bản địa, tạo hiệu quả “kép”, giúp người dân nâng cao thu nhập, tạo sự đoàn kết trong xây dựng các phong trào ở thôn bản.