Hàng trăm ha đất trồng lúa đang bị bỏ phí

(Baonghean) Đến nay, lịch gieo cấy vụ hè thu trên địa bàn tỉnh ta đã kết thúc, chỉ còn lại một số diện tích được người dân đưa vào lịch vụ mùa và quá trình sản xuất cũng đang dần khép lại. Tuy nhiên, đi dọc nhiều cánh đồng tại các huyện như Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Lộc, Thanh Chương, TP Vinh… rất dễ nhận thấy nhiều ruộng lúa đang còn trơ gốc rạ, không được người dân gieo cấy.

Bà Nguyễn Thị Lụa, xóm 13, xã Nghi Liên (TP Vinh) đứng tần ngần dưới ruộng nói: “Vụ hè thu năm nay, gia đình tôi có hơn 2 sào không thể canh tác được. Nhiều năm, gia đình đánh liều bắc mạ để cấy nhưng khi đến lúc thu hoạch thì chỉ còn nước. Không riêng gì gia đình Lụa mà còn hàng ngàn hộ nông dân khác vì lý do khách quan hay chủ quan mà đang phải “bỏ rơi” đồng ruộng của mình. Nguyên nhân chính là những diện tích này nằm ở các vùng trũng thường xuyên bị ngập sâu về mùa mưa, hoặc vùng cao cưỡng khó lấy nước để gieo cấy.

Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Hưng Nguyên, ông Phan Văn Trường, cho biết: Từ thực tế vụ hè thu năm 2011, huyện Hưng Nguyên bị thiệt hại nặng gần 800 ha lúa do bị ngập nặng ở giai đoạn trổ bông nên vụ hè thu năm nay (2012) huyện chủ trương tổ chức sản xuất đảm bảo theo hướng an toàn cao nhất. Cụ thể là sẽ vận động nhân dân không tổ chức gieo cấy lúa trên những diện tích không chủ động được nguồn nước và chuyển đổi sang trồng đậu, vừng hoặc cây trồng khác. Hiện có gần 150 ha đất sản xuất bị bỏ hoang, trong đó, xã Hưng Lợi có diện tích nhiều nhất, gần 50 ha.

Chị Nguyễn Thị Lụa, xóm 13, xã Nghi Liên, TP. Vinh nhìn ruộng lúa bị bỏ hoang.

Bên cạnh đó, một thực tế mới xảy ra thời gian gần đây là người nông dân đang có xu hướng bỏ bê đồng ruộng. Một số mảnh ruộng nằm ở vị trí tốt, điều kiện tưới tiêu đảm bảo, xung quanh những gia đình khác vẫn gieo cấy bình thường nhưng vẫn bị bỏ hoang. Bởi người nông dân cảm thấy rằng, làm ruộng bây giờ không có lãi. Từ giá thuê máy cày, tuốt, cấy, gặt cho đến chi phí giống và các loại vật tư như phân bón, thuốc trừ sâu… người nông dân phải bỏ ra từ 1,4 – 1,5 triệu đồng/ sào. Trong khi đó, giá lúa thấp chỉ 5,0 – 5,4 ngàn đồng/ kg, tùy loại và tùy địa phương. Tính trung bình, 1 sào lúa có năng suất đạt 2,5 tạ. Tức là, trên 1 sào lúa, người nông dân chỉ thu về từ 1,2 – 1,3 triệu đồng. Tính chi phí đầu tư cho một sào ruộng so với giá trị sản xuất thì người nông dân thua lỗ. Vì thế, họ có thể để ruộng hoang và đi ra thành phố làm dịch vụ nhằm tìm kiếm mức thu nhập cao hơn.

Không chỉ Hưng Nguyên, tại các huyện Thanh Chương và Nghi Lộc cũng có tình trạng trên. Nhiều xã vùng cao của huyện Thanh Chương như Ngọc Sơn, Hạnh Lâm, Thanh Thủy… hàng trăm ha diện tích trồng lúa không có nước để gieo cấy. Rồi tại một số xã như Xuân Tường, Ngọc Sơn… là những xã thường xuyên bị ngập lụt nên huyện cũng không có chủ trương đưa vào kế hoạch gieo cấy vụ hè thu. Tổng diện tích đất không sản xuất lúa này tại huyện Thanh Chương là hơn 2.000 ha. Còn tại huyện Nghi Lộc, gần 50 ha tại các xã như Nghi Phương, Nghi Thuận, Nghi Yên chỉ có thể cơ cấu một vụ đông xuân. Ông Nguyễn Ngọc Tạo, Chủ tịch UBND xã Nghi Phương cho biết: Hơn 30 ha của xã đã nhiều năm nay chỉ cơ cấu sản xuất một vụ đông xuân. Đây là vùng nằm sát cống Nghi Quang nên khoảng đầu tháng 8, công ty thủy lợi sẽ tích nước để đảm bảo nước tưới cho vụ đồng Xuân vì thế mực nước sẽ nâng lên và việc sản xuất lúa là điều không thể.

Trước thực tế này, công tác chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng đối với những diện tích đất như trên là rất quan trọng. Đối với những diện tích ngập lụt, người dân có thể chuyển sang nuôi cá. Còn đối với những diện tích cao cưỡng, người dân có thể chuyển sang trồng các loại cây màu như ngô, lạc, đậu… Tuy nhiên, việc thực hiện công tác này tại các địa phương còn còn gặp khó khăn. “Để chuyển đổi diện tích hay ngập lụt sang nuôi cá là rất khó vì chi phí đầu tư là quá lớn (hơn 2 tỷ/ ha) mà người nông dân mình còn nghèo. Bên cạnh đó, ruộng đồng còn manh mún, nhỏ lẻ nên khó để quy hoạch từng vùng rộng lớn để tiến hành đắp bờ, nuôi cá”, ông Trường cho biết.

Ông Trường cũng kiến nghị rằng, Nhà nước cần hỗ trợ để nâng cao tổng sản lượng cũng như tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Đối với những vùng ngập úng, cần hỗ trợ người dân đẩy nhanh tiến độ làm đất, gieo cấy để thu hoạch sớm trước mùa mưa bão. Bên cạnh đó, việc nâng cấp hệ thống kênh mương tưới tiêu cần được quan tâm hơn… Đây là những giải pháp cấp bách để hạn chế việc bỏ phí hàng trăm ha đất trồng lúa như hiện nay.

Phạm Bằng

tin mới

Đường Namyangju Dasan

Những cung đường mộng mơ sắc tím giữa lòng thành Vinh

(Baonghean.vn) - Những ngày này, đi qua tuyến đường Namyangju Dasan và Phùng Chí Kiên, thành phố Vinh, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước những hàng bằng lăng tím trải dài, đua nhau khoe sắc. Đây đang trở thành thành điểm check - in hấp dẫn ở thành Vinh thời điểm này.

Nông dân quê Bác tất bật vào mùa thu hoạch sen

Nông dân quê Bác tất bật vào mùa thu hoạch sen

(Baonghean.vn) - Tháng Năm, những bông sen vươn mình lên khỏi mặt nước, bung mình khoe sắc, toả ngát hương thơm. Thời điểm này, nông dân tất bật vào mùa thu hoạch hoa sen, phục vụ du khách về thăm quê Bác, nhập cho các thương lái trong và ngoài tỉnh…

Làm giàu bền vững từ tre, mét ở huyện biên giới Nghệ An

Làm giàu bền vững từ tre, mét ở huyện biên giới Nghệ An

(Baonghean.vn) - Cùng với phát triển vùng nguyên liệu tre, mét giai đoạn 2021-2025, nhiều bản làng trên địa bàn huyện Tương Dương còn phục tráng rừng mét bản địa, tạo hiệu quả “kép”, giúp người dân nâng cao thu nhập, tạo sự đoàn kết trong xây dựng các phong trào ở thôn bản.

Xuân Hoàng

Trồng lúa theo hướng hữu cơ mang lại hiệu quả kinh tế cao ở 'quê lúa' Nghệ An

(Baonghean.vn) - Mô hình ứng dụng máy cấy không người lái, chăm sóc bằng máy bay nông nghiệp, sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại huyện Yên Thành trong vụ Xuân này mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt so với trồng lúa bằng phương pháp truyền thống, lãi tăng hơn 10 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình.

Giá dịch vụ gặt máy ở Nghệ An bình ổn

Giá dịch vụ gặt máy ở Nghệ An bình ổn

(Baonghean.vn) - Thời điểm này, các địa phương ở Nghệ An đang bước vào vụ thu hoạch lúa Xuân. Để tránh tình trạng “cò” máy gặt, nâng giá máy gặt gây khó khăn cho người dân, chính quyền các địa phương đã vào cuộc tích cực, triển khai nhiều giải pháp để không xảy ra tình trạng bảo kê máy gặt.

Giống lúa lai ba dòng SYN8: Thêm sự lựa chọn cho bà con nông dân

Giống lúa lai ba dòng SYN8: Thêm sự lựa chọn cho bà con nông dân

(Baonghean.vn) - Được đưa vào sản xuất trong điều kiện có nhiều bất lợi về thời tiết nhưng SYN8 vẫn phát triển rất tốt với những ưu thế vượt trội: Mạ khoẻ, chịu rét tốt, đẻ nhánh, sinh trưởng và phát triển khoẻ, chống chịu tốt với bệnh đạo ôn và sọc lá vi khuẩn, năng suất cao và ổn định.

Mướp hương ở xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn "cháy hàng" được giá. Ảnh: Văn Trường

Mướp hương Nghệ An 'cháy hàng' mùa nắng

(Baonghean.vn) - Nông dân trồng mướp hương tại xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn hiện rất phấn khởi do mướp hương luôn “cháy hàng” lại bán được giá cao, người trồng mướp có thêm nguồn thu nhập để cải thiện đời sống.

Giá vàng

Vàng tăng vùn vụt; Giá cà phê 'rơi tự do'

(Baonghean.vn) - Giá vàng tiếp đà tăng vùn vụt; Tuần tăng phi mã của đồng Yen Nhật; Cà phê trong nước giảm cực mạnh, trong trạng thái "rơi tự do", là những thông tin thị trường được cập nhật sáng 5/5.  

Tôm nuôi

Bước đầu xác định nguyên nhân tôm chết bất thường ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Các mẫu bệnh phẩm tại vùng tôm chết huyện Quỳnh Lưu chỉ có 1 mẫu cho kết quả dương tính với bệnh vi bào tử trùng EHP, ngoài ra đều âm tính với các dịch bệnh thường gặp. Do đó, nguyên nhân tôm chết có thể đến từ các bất cập trong quá trình nuôi tôm của các hộ dân nơi đây.

Trong mọi trường hợp, quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền luôn được ưu tiên bảo đảm

Trong mọi trường hợp, quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền luôn được ưu tiên bảo đảm

(Baonghean.vn) - Đại diện phía Ngân hàng Nhà nước khẳng định, trong mọi trường hợp, từ Luật Các tổ chức tín dụng cho đến Luật Bảo hiểm tiền gửi và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đều quy định mức độ ưu tiên, bảo đảm an toàn, khả năng chi trả và quyền lợi của người dân ở mức độ cao nhất.