7 thách thức hàng đầu đối với tân Thủ tướng Anh

(Baonghean.vn) - Bà Theresa May, cựu Bộ trưởng Nội vụ Anh, sắp chính thức nắm giữ chiếc chìa khóa của ngôi nhà số 10 phố Downing.

Bà Theresa May. Ảnh: BBC.
Bà Theresa May. Ảnh: BBC.

Mặc dù việc trở thành nữ Thủ tướng dường như khá dễ dàng với bà, song những thách thức sắp tới lại vô cùng nặng nề khi chính quyền mới của bà phải chịu trách nhiệm tiến hành các thủ tục “li hôn” với Liên minh châu Âu và đưa “đảo quốc sương mù” sang một trang sử mới.

Chưa đầy 3 tuần sau quyết định gây sốc của người dân Anh trong cuộc trưng cầu ý dân, Bộ trưởng Nội vụ Theresa May sẽ là người chính thức kế nhiệm ông David Cameron, trở thành nữ Thủ tướng thứ 2 trong lịch sử nước Anh.

Bà May sẽ phải đối mặt với “núi” công việc khi lên nắm quyền, từ việc đàm phán với EU về các điều khoản ra đi, khôi phục kinh tế, cho tới “hàn gắn rạn nứt” trong nội bộ Đảng bảo thủ cầm quyền cũng như đoàn kết đất nước sau khi ra khỏi “mái nhà chung” châu Âu.

Dưới đây là những nhiệm vụ nặng nề mà Tân Thủ tướng Anh sẽ phải bắt tay làm ngay khi nhậm chức:

Thành lập chính phủ

Nhiệm vụ trước tiên của bà May là thành lập nội các mới, trong đó bao gồm một Bộ trưởng phụ trách vấn đề Brexit.

Bà May sẽ đưa thêm nhiều gương mặt nữ vào nội các nhằm thúc đẩy cân bằng giới. Thành viên nội các chủ chốt sẽ bao gồm các nhân vật có kinh nghiệm lâu năm như Bộ trưởng Ngoại giao Philip Hammond và một số thành viên ủng hộ chiến dịch “Anh rời EU” như lãnh đạo Hạ viện Anh Chris Grayling.

Chuẩn bị tài liệu “li hôn” với EU

Bà May khẳng định “Brexit luôn là Brexit”, từng tuyên bố việc kích hoạt Điều khoản 50 của Hiệp ước Lisbon sẽ chỉ được tiến hành sớm nhất cuối năm nay. Tuy nhiên, đó là trước cuộc đua trở thành người đứng đầu Đảng Bảo thủ vốn dự kiến kéo dài đến tháng 9.

Cuộc đua rút ngắn do đối thủ duy nhất của bà May đã rút lui, và trao cho bà chiếc chìa khóa số 10 phố Downing sớm hơn 2 tháng, nên việc kích hoạt các thủ tục “li hôn” với EU chắc chắn sẽ không thể chậm trễ.

Các nhà lãnh đạo EU hối thúc chính phủ mới của Anh thúc đẩy tiến trình ra khỏi EU, và nhấn mạnh liên minh này sẽ chỉ thảo luận về mối quan hệ mới với London khi nước này chính thức đệ đơn “li hôn”.

Giới phân tích cho rằng Tân thủ tướng Anh sẽ chịu áp lực ngày càng tăng vào tháng 8 tới, khi các lãnh đạo EU gặp nhau tại Brussels để thảo luận về Brexit.

Thỏa hiệp giữa vấn đề thương mại và nhập cư

Bà May khẳng định Brexit sẽ chấm dứt quy định tự do đi lại đối với lao động EU ra vào nước Anh, tuy nhiên bà cam kết sẽ theo đuổi “thỏa thuận tốt nhất cho người dân Anh” với EU.

Thách thức của bà May là đàm phán một thỏa thuận, qua đó đảm bảo giao dịch thương mại giữa Anh với châu Âu, đồng thời phải cắt giảm làn sóng nhập cư ồ ạt, vốn là vấn đề cốt lõi trong các cuộc tranh luận trưng cầu ý dân.

Bảo vệ nền kinh tế

Với việc đồng bảng lao dốc sau quyết định Brexit, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) tuần trước cảnh báo mối quan ngại về kinh tế hậu Brexit ngày càng tăng.

Nhiệm vụ của bà May là thuyết phục các nhà đầu tư rằng việc Anh ra khỏi EU sẽ theo lộ trình an toàn, trong đó hệ quả của Brexit gây ra đối với thương mại, việc làm và chi phí sinh hoạt sẽ được giảm thiểu tối đa.

Đoàn kết Đảng Bảo thủ

Bà May phải “thừa hưởng” sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ Đảng Bảo thủ cầm quyền, với 1 bên là phe ủng hộ ở lại EU giống như bà, và 1 bên là những tiếng nói bất đồng như cựu Thị trưởng London Boris Johnson, Bộ trưởng Tư pháp Michael Gove và Bộ trưởng Năng lượng Andrea Leadsom.

Đoàn kết đất nước

Bà May cũng đối mặt với thách thức nước Anh chia rẽ từ bên trong, khi Scotland đe dọa tổ chức cuộc trưng cầu ý dân để ra khỏi Anh. Với bà, nhiệm vụ đoàn kết và thống nhất Vương quốc là “ưu tiên hàng đầu”.

Vũ khí hạt nhân

Một trong những phép thử đầu tiên đối với cương vị lãnh đạo của Tân thủ tướng Theresa May sẽ tới vào ngày 18/7, khi các Nghị sỹ bỏ phiếu về đề xuất của chính phủ liên quan tới việc làm mới hệ thống vũ khí hạt nhân Trident. Kho vũ khí hạt nhân chủ lực là tên lửa Trident của Anh đang trong tình trạng “chết lâm sàng” sau khi nước này bỏ phiếu rời EU.

Lan Hạ

(Theo AFP)

tin mới

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

(Baonghean.vn) - Odessa là mấu chốt của cuộc chiến Nga – Ukraine không chỉ vì nó nắm giữ chìa khóa dẫn đến Biển Đen, mà còn bởi vì cuộc chiến bản sắc giữa Nga và Ukraine – giữa một quá khứ đế quốc và một tương lai dân chủ. Liệu rằng, Odessa có sáp nhập vào Nga như dự đoán của giới quan sát?

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

(Baonghean.vn) - Tờ Die Welt (Đức) cho rằng, chính sách thận trọng của Thủ tướng Scholz gây ảnh hưởng tới tinh thần của người dân Ukraine. Những người lính nghĩa vụ của Ukraine hiện không muốn tiếp tục chiến đấu và hy sinh trong cuộc xung đột mà họ không thể thắng. 

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh bao gồm 97 điểm về mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tập trung vào các nhiệm vụ ưu tiên bao gồm bảo toàn dân số, phúc lợi của người dân, sự bền vững của nền kinh tế, và dẫn đầu về công nghệ.

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin cử hành tại Điện Kremlin vào ngày 7 tháng 5. Đây là lễ nhậm chức lần thứ 5 trong sự nghiệp chính trị của ông Putin; ông sẽ đảm trách chức vụ dân cử cao nhất trong 6 năm tới, cho đến năm 2030.

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

(Baonghean.vn) - Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp ngày 6/5, bà Ursula Von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh Brussels và Paris đang trông cậy vào Bắc Kinh “sử dụng mọi ảnh hưởng của mình đối với Nga” để ngăn chặn xung đột với Ukraine.

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 6/5 đã ra lệnh tiến hành một cuộc diễn tập nhanh về sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Quân khu Nam, giáp biên giới Ukraine. Phản ứng của Moskva được đưa ra sau những tuyên bố mang tính leo thang từ các đồng minh của Mỹ về xung đột Ukraine.

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại".