Châu Âu hậu Brexit là 'một trò đùa của nền kinh tế thế giới'

(Baonghean.vn) - Tạp chí Der Spiegel (Tấm gương) của Đức ngày 4/7 đã có bài viết “chế nhạo” tương lai u ám của châu Âu sau quyết định gây sốc của người dân Anh hồi tháng trước. 

Với việc Anh quyết định ra khỏi “mái nhà chung châu Âu” trong cuộc trưng cầu ý dân hồi tháng trước, Brussels nhanh chóng mất đi tiếng nói trong các vấn đề chính trị và kinh tế toàn cầu. Đây là phân tích của nhà bình luận Henrik Muller trên tờ Tấm gương của Đức ngày 4/7.

Bài báo của ông có nhan đề “Cú shock Brexit: châu Âu là một trò đùa của nền kinh tế thế giới” được đăng tải hơn một tuần sau khi Vương quốc Anh quyết định cắt đứt quan hệ với EU.

Các điểm kiểm phiếu trong cuộc trưng cầu ý dân về tư cách thành viên Anh trong EU ở thành phố Manchester. Ảnh: Sputnik.
Các điểm kiểm phiếu trong cuộc trưng cầu ý dân về tư cách thành viên Anh trong EU ở thành phố Manchester. Ảnh: Sputnik.

Bài báo có đoạn viết “Châu Âu đang trong giai đoạn bế tắc hậu Brexit. Một cuộc trưng cầu dân ý chống lại EU gây ra sự lo lắng cho các nhà lãnh đạo của cả hai phía đường hầm Channel nối giữa Anh và Pháp. Thực tế việc người dân Anh quay lưng lại với liên minh 60 năm lịch sử này dẫn tới sự hồi sinh của những nhà nước quy mô nhỏ hơn.”

Theo nhà bình luận Muller, các vấn đề cấp bách nhất của EU đã được các nước thành viên EU, trong đó có Đức, thảo luận. 

Bài viết còn khẳng định “Châu Âu tự mình ngồi ở hàng ghế phía sau, nhường chỗ cho Nga, Mỹ và Trung Quốc, những cường quốc vẫn đóng vai trò chính yếu trên trường quốc tế.”

Ngoài mất đi tiếng nói trong lĩnh vực thương mại toàn cầu, EU còn mất đi sức mạnh quân sự, và các nước thành viên ngày càng phụ thuộc vào Mỹ. Theo ông Muller, Brexit đã dẫn tới một thực tế rằng các biện pháp trừng phạt kinh tế, vốn là công cụ chính sách ngoại giao chính của khối, đã không còn phát huy tác dụng.

Không những thế, tình hình hỗn loạn hiện nay còn ảnh hưởng tới thị trường tài chính, với việc các Ngân hàng Trung Ương chủ chốt trong EU không thể cứu vãn được tình hình hậu Brexit.

Tương lai EU không mấy sáng sủa nhất là sau khi Anh quyết định rời khỏi khối. Ảnh: Sputnik.
Tương lai EU không mấy sáng sủa nhất là sau khi Anh quyết định rời khỏi khối. Ảnh: Sputnik.

Trong một cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng 4 vừa qua, các cử tri của Hà Lan đã nói “không” với một thỏa thuận hợp tác của EU, qua đó dỡ bỏ rào cản thương mại với Ukraine. 

Chính những động thái trên càng khiến vị Thủ tướng mới sắp được bầu của nước Anh gặp không ít khó khăn khi vừa phải thương thảo điều khoản ra khỏi EU, vừa phải nỗ lực không ngừng để tiếp cận thị trường chung của khối.

Về phần mình, ngay cả các thành viên của Nghị viện châu Âu cũng nhấn mạnh EU cần có những cải tổ sâu rộng để biến liên minh trở nên “tốt đẹp hơn và dân chủ hơn”. Brussels cần “đáp ứng những gì mà công dân của khối kỳ vọng.”

Lan Hạ

(Theo Sputnik)

tin mới

Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine

Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Báo Mỹ phân tích phản ứng bất ngờ của Chủ tịch Trung Quốc tại Pháp; Moskva sẽ đáp trả gay gắt hành động mới đây của Vương quốc Anh; Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine...

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nữ nghị sĩ Đảng Dân chủ Rashida Tlaib đã kêu gọi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và các quan chức cấp cao khác về hành động của nhà nước Do Thái ở Dải Gaza. Thông cáo báo chí của cô được Fox News trích dẫn.

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

(Baonghean.vn) - Odessa là mấu chốt của cuộc chiến Nga – Ukraine không chỉ vì nó nắm giữ chìa khóa dẫn đến Biển Đen, mà còn bởi vì cuộc chiến bản sắc giữa Nga và Ukraine – giữa một quá khứ đế quốc và một tương lai dân chủ. Liệu rằng, Odessa có sáp nhập vào Nga như dự đoán của giới quan sát?

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

(Baonghean.vn) - Tờ Die Welt (Đức) cho rằng, chính sách thận trọng của Thủ tướng Scholz gây ảnh hưởng tới tinh thần của người dân Ukraine. Những người lính nghĩa vụ của Ukraine hiện không muốn tiếp tục chiến đấu và hy sinh trong cuộc xung đột mà họ không thể thắng. 

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh bao gồm 97 điểm về mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tập trung vào các nhiệm vụ ưu tiên bao gồm bảo toàn dân số, phúc lợi của người dân, sự bền vững của nền kinh tế, và dẫn đầu về công nghệ.

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin cử hành tại Điện Kremlin vào ngày 7 tháng 5. Đây là lễ nhậm chức lần thứ 5 trong sự nghiệp chính trị của ông Putin; ông sẽ đảm trách chức vụ dân cử cao nhất trong 6 năm tới, cho đến năm 2030.

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

(Baonghean.vn) - Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp ngày 6/5, bà Ursula Von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh Brussels và Paris đang trông cậy vào Bắc Kinh “sử dụng mọi ảnh hưởng của mình đối với Nga” để ngăn chặn xung đột với Ukraine.

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 6/5 đã ra lệnh tiến hành một cuộc diễn tập nhanh về sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Quân khu Nam, giáp biên giới Ukraine. Phản ứng của Moskva được đưa ra sau những tuyên bố mang tính leo thang từ các đồng minh của Mỹ về xung đột Ukraine.

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.