Bài phát biểu khiến Hillary Clinton vụt sáng

Năm 22 tuổi, Hillary trở thành biểu tượng của phong trào sinh viên sau khi đáp trả bài phát biểu của một thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa.

bai-phat-bieu-khien-hillary-clinton-thanh-ngoi-sao-thoi-sinh-vien
Hillary Rodham (tên thời con gái của bà Hillary Clinton) là sinh viên đầu tiên trong lịch sử Đại học Wellesley được phát biểu tại lễ trao bằng.  

Năm 1969, hiệu trưởng đại học Wellesley, Ruth Adams, mời thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Edward Brooke đến phát biểu tại lễ trao bằng thứ 91 của trường. 

Eleanor "Eldie" Acheson, bạn của Hillary và là cháu của cựu ngoại trưởng Mỹ Dean Acheson, đã nỗ lực tác động để Hillary, khi đó là chủ tịch hội sinh viên, được phát biểu tại buổi lễ này. Hiệu trưởng Adams ban đầu từ chối cho phép sinh viên lên diễn thuyết vì việc này chưa có tiền lệ, nhưng Acheson lập luận rằng sinh viên cũng cần thể hiện tiếng nói và thuyết phục bà Adams thành công.

Jan Piercy, một người bạn thân của Hillary, cho biết Hillary rất lo lắng về bài phát biểu. Bà Hillary sau này kể lại rằng bà đã thức trắng đêm để chuẩn bị. Hillary đã cho Alan Schechter, người cố vấn luận văn của mình xem bản thảo và xin nhận xét của Acheson, nhưng không hỏi ý kiến bà Adams. Bà Adams đã cố yêu cầu Hillary tiết lộ trước bài phát biểu nhưng Hillary từ chối. 

Hillary thời điểm đó không có gì để mất. Cô đã hoàn thành thời gian học ở Wellesley và được nhận vào trường luật của Đại học Yale. "Cô ấy tham gia vào một cuộc đấu trí chính trị", Mary Shanley, cựu sinh viên trường Wellesley, nói.

Ngày 31/5/1969, hơn 2.000 sinh viên tập trung để tham dự lễ trao bằng của trường. Bài diễn thuyết của ông Brooke được cho là mang thái độ trịch thượng về phong trào của sinh viên. Bà Clinton sau này viết trong cuốn tự truyện của mình rằng ông có cách nhìn lỗi thời. Ông minh họa tiến bộ xã hội bằng cách đề cập việc tỷ lệ đói nghèo giảm và thúc giục sinh viên không "nhầm lẫn giữa sự hăng hái của các cuộc biểu tình với giá trị của thành tựu".

Vào thời điểm đó, phong trào biểu tình của sinh viên Mỹ diễn ra rất rầm rộ, một số cuộc biểu tình thậm chí biến thành bạo lực. Tại Wellesley, phong trào sinh viên không chỉ diễn ra trong khuôn viên nhà trường mà còn ở các ngôi làng. Sinh viên giơ khẩu hiệu yêu cầu công bằng trong nhà đất, phản đối phân biệt chủng tộc và phản đối chiến tranh Việt Nam. Thực tế, Hillary không phải là người lãnh đạo trong các hoạt động này, nhưng bà đã nhiều lần nộp đơn lên trường để kiến nghị về các vấn đề bà cho là phân biệt chủng tộc.

Bà Adams sau đó giới thiệu người phát biểu tiếp theo là Hillary, miêu tả cô là người "vui vẻ, hài hước, một bạn đồng hành và một người bạn tốt".

Hillary lên sân khấu và quay sang nhìn ông Brooke. "Chúng tôi chưa được đứng ở vị trí lãnh đạo và cầm quyền. Nhưng chúng tôi có quyền không thể bỏ qua là chỉ trích và phản đối mang tính xây dựng", Hillary mạnh mẽ đáp trả bài phát biểu của ông Brooke. Những lời lẽ này là do cô ứng biến chứ chưa được chuẩn bị trong bài phát biểu.

"Mỗi cuộc biểu tình, mỗi sự bất bình, dù là qua báo cáo khoa học cá nhân hoặc biểu tình ở bãi đậu xe đều là nỗ lực không nao núng để tạo ra bản sắc trong thời đại này", Hillary nói.

"Có nghĩa lý gì khi biết rằng 13,3% người dân nước ta đang sống dưới mức nghèo đói? Đó chỉ là một tỷ lệ phần trăm. Chúng tôi không quan tâm đến việc xây dựng lại xã hội, chúng tôi quan tâm đến tái thiết con người", Hillary nhắm vào ông Brooke.

Acheson quan sát bài phát biểu từ hàng ghế đầu. Cô tránh nhìn vào mắt bà Adams, biết rằng hiệu trưởng cảm thấy bị phản bội. Alton Frye, người viết diễn văn cho ông Brooke, cho biết thượng nghị sĩ bất ngờ khi một sinh viên thẳng thắn đối đáp bài phát biểu của mình. 

Khi Hillary kết thúc bài phát biểu, những tràng pháo tay kéo dài 34 giây. Các sinh viên đứng dậy để hoan hô cô. "Chúng tôi tự hào về cô ấy và tự hào về bản thân mình", Acheson nói.

Đoạn kết bài phát biểu của Hillary

Chỉ qua một đêm, Hillary trở thành biểu tượng quốc gia của hoạt động sinh viên. Cô được xuất hiện trong một bài báo của tạp chí Life. Cô cũng nhận được sự chú ý từ những người cánh tả nổi bật, bao gồm nhà hoạt động dân quyền Vernon Jordan và người cố vấn sau này, nhà sáng lập Quỹ Bảo vệ Trẻ em Marian Wright Edelman. Khi nhập học trường luật của Đại học Yale, nơi cô sau này gặp chồng mình, tên cô cũng được biết đến.

Washington Post đánh giá bài phát biểu của Hillary là minh chứng sớm cho bản năng chính trị của bà, và khả năng cảm nhận thời điểm để tung ra một "cú tấn công" chiến lược. Hillary đã khiến tất cả mọi người ngạc nhiên, thậm chí cả những người bạn thân.

Bài phát biểu tại Wellesley của Hillary gây bất ngờ vì nó thể hiện một mặt ít thấy của bà và thượng nghị sĩ Brooke còn là người bà từng dốc sức ủng hộ. Trong quãng thời gian đi học, Hillary không hề được biết đến là một sinh viên nổi loạn. Hillary "là người hòa giải, không phải là một người ném bom".

Khi Hillary nhập học ở Đại học Wellesley vào mùa thu năm 1965, bố mẹ cô, Hugh và Dorothy Rodham, cho rằng trường nữ sinh này - với lệnh giới nghiêm vào cuối tuần và hạn chế khách nam - là nơi mà con mình sẽ được an toàn, theo lời kể từ một người bạn của Hillary.

Hillary phát triển bản thân mạnh mẽ trong môi trường chỉ có nữ giới. Cô hoạt động tích cực trong phong trào của thanh niên đảng Cộng hòa và thúc giục sinh viên ủng hộ ông Brooke trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên được bầu vào thượng viện Mỹ kể từ Thời kỳ Tái thiết (1863-1877) (Hillary ban đầu là người ủng hộ đảng Cộng hòa, tuy nhiên vào năm 1968, bà đã chuyển sang ủng hộ đảng Dân chủ).

Ai cũng có thể nhận ra tài nói chuyện trước công chúng của Hillary khi cô phát biểu trong một cuộc biểu tình ngoài trời vào năm đại học thứ hai, tập trung vào chương trình giảng dạy và việc trường liệu có nên đánh trượt sinh viên.

Với vị trí hội trưởng hội sinh viên, phong cách hòa giải của Hillary quá mềm mỏng đối với một số sinh viên, những người muốn thay đổi triệt để hơn. "Hillary làm việc với các trưởng khoa chứ không phá vỡ các quy tắc", một người bạn học cũ nhắc lại.

Thượng nghị sĩ Brooke sau này nhớ lại bà Hillary trong cuốn tự truyện của mình là một người phụ nữ "biết cô ấy muốn gì và làm thế nào để đạt được điều đó".

"Bài phát biểu của bà ấy là dấu hiệu sớm của tham vọng mạnh mẽ trong tính cách căn bản của bà", Frye, người viết diễn văn cho ông Brooke, nói.

 Theo VNE

tin mới

Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine

Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Báo Mỹ phân tích phản ứng bất ngờ của Chủ tịch Trung Quốc tại Pháp; Moskva sẽ đáp trả gay gắt hành động mới đây của Vương quốc Anh; Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine...

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nữ nghị sĩ Đảng Dân chủ Rashida Tlaib đã kêu gọi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và các quan chức cấp cao khác về hành động của nhà nước Do Thái ở Dải Gaza. Thông cáo báo chí của cô được Fox News trích dẫn.

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

(Baonghean.vn) - Odessa là mấu chốt của cuộc chiến Nga – Ukraine không chỉ vì nó nắm giữ chìa khóa dẫn đến Biển Đen, mà còn bởi vì cuộc chiến bản sắc giữa Nga và Ukraine – giữa một quá khứ đế quốc và một tương lai dân chủ. Liệu rằng, Odessa có sáp nhập vào Nga như dự đoán của giới quan sát?

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

(Baonghean.vn) - Tờ Die Welt (Đức) cho rằng, chính sách thận trọng của Thủ tướng Scholz gây ảnh hưởng tới tinh thần của người dân Ukraine. Những người lính nghĩa vụ của Ukraine hiện không muốn tiếp tục chiến đấu và hy sinh trong cuộc xung đột mà họ không thể thắng. 

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh bao gồm 97 điểm về mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tập trung vào các nhiệm vụ ưu tiên bao gồm bảo toàn dân số, phúc lợi của người dân, sự bền vững của nền kinh tế, và dẫn đầu về công nghệ.

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin cử hành tại Điện Kremlin vào ngày 7 tháng 5. Đây là lễ nhậm chức lần thứ 5 trong sự nghiệp chính trị của ông Putin; ông sẽ đảm trách chức vụ dân cử cao nhất trong 6 năm tới, cho đến năm 2030.

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

(Baonghean.vn) - Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp ngày 6/5, bà Ursula Von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh Brussels và Paris đang trông cậy vào Bắc Kinh “sử dụng mọi ảnh hưởng của mình đối với Nga” để ngăn chặn xung đột với Ukraine.

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 6/5 đã ra lệnh tiến hành một cuộc diễn tập nhanh về sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Quân khu Nam, giáp biên giới Ukraine. Phản ứng của Moskva được đưa ra sau những tuyên bố mang tính leo thang từ các đồng minh của Mỹ về xung đột Ukraine.

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.