Thế giới của những cơn sóng ngầm và biến cố

(Baonghean) - Một tuần đầy biến cố xảy ra khi Thủ tướng Anh Theresa May chính thức ký bức thư dài 6 trang kích hoạt Điều 50, Hiệp ước Lisbon đưa xứ sở sương mù rời khỏi liên minh 60 năm tuổi trong bối cảnh nhiều bất an.

Bên kia bờ Đại Tây Dương, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đánh dấu 70 ngày nắm quyền với không ít cơn sóng ngầm…

70 ngày sóng gió

Chiếc ghế Tổng thống có vẻ không dễ ngồi với Trump khi thời gian qua Nhà Trắng của ông liên tiếp phải vật lộn với lưỡng đảng Dân chủ lẫn Cộng hòa và cả giới truyền thông xoay quanh những chủ đề chính như y tế và Nga.

Tác động trong dài hạn thì chưa biết nhưng chắc chắn sức ép đối với Tổng thống tỷ phú đang tăng lên thấy rõ. Mới đây, tòa bạch ốc đã quyết định đưa ra động thái điều Phó Chánh Văn phòng Katie Walsh rời Chính phủ và tập trung tăng sự ủng hộ bên ngoài dành cho Tổng thống và chương trình nghị sự của ông.

Tổng thống Donald Trump gặp không ít rắc rối trong 70 ngày đầu nắm quyền.Ảnh: Internet
Tổng thống Donald Trump gặp không ít rắc rối trong 70 ngày đầu nắm quyền. Ảnh: Internet

Như vậy, Walsh sẽ tham gia tổ chức phi lợi nhuận Chính sách nước Mỹ là trên hết được thành lập đầu năm nay, bởi đội ngũ nhân viên trong chiến dịch vận động của Trump có nhiệm vụ tuyên truyền, kêu gọi sự ủng hộ đối với chương trình nghị sự của ngài Tổng thống sau khi Nhà Trắng nhận được quá ít ủng hộ đối với những nỗ lực bãi bỏ và thay thế Đạo luật chăm sóc sức khỏe hợp túi tiền của người tiền nhiệm Obama.

Trong một động thái có liên quan đến thất bại của phe Cộng hòa về đạo luật y tế, trong tuần qua, Trump không những đã chỉ trích phe Dân chủ như dự liệu của nhiều người, mà còn nhắm đến nhóm bảo thủ Freedom Caucus vốn phản đối phe Cộng hòa thông qua Trumpcare.

Tuy nhiên, hầu hết các thành viên Freedom Caucus tỏ ra không bị ảnh hưởng bởi mối đe doạ của Tổng thống Mỹ rằng sẽ lật đổ họ trong chu kỳ bầu cử tiếp theo, tuyên bố công khai rằng thay vì tấn công họ, chính quyền nên đẩy mạnh hơn kế hoạch lập pháp và đưa ra một dự luật tốt hơn.

Một cú đấm thôi sơn khác “dành” cho Nhà Trắng dưới thời Trump trong mấy ngày qua là khi Mike Flynn, một trong những cố vấn cấp cao của Tổng thống kiêm cố vấn an ninh quốc gia, thông qua luật sư cho biết đã sẵn sàng đối chất với các điều tra viên để đổi lấy quyền miễn truy tố.

Các ủy ban tình báo của Quốc hội cũng như Cục điều tra liên bang FBI hiện đang nghiên cứu khả năng can thiệp của Nga vào quá trình bầu cử Mỹ cũng như các mối quan hệ tiềm năng của Nga với êkíp của Trump.

Flynn bị buộc phải từ nhiệm vì không tiết lộ đầy đủ các mối liên hệ của mình với nhà ngoại giao hàng đầu của Kremlin tại Washington như những gì Nhà Trắng tuyên bố.

Bởi vì Flynn khá “ẩn dật” trong các cuộc thảo luận và các diễn biến quan trọng trong chiến dịch Trump và tại Nhà Trắng, lời khẳng định của luật sư rằng ông "chắc chắn có chuyện để nói" đã được nhiều người hiểu là thái độ sẵn sàng chia sẻ thông tin có khả năng buộc tội Nhà Trắng dưới thời Trump.

Chỉ mới điểm qua một số biến cố nhỏ cũng đủ để thấy rằng, những rắc rối Donald Trump đang phải đương đầu không hề đơn giản.

Giới quan sát ngoài cuộc cũng nhận xét “việc một Tổng thống phải đối diện với quá nhiều khó khăn từ đầu nhiệm kỳ thứ nhất như vậy chưa từng có tiền lệ”, hay “đây quả là chính quyền không thực sự hiểu rõ công việc điều hành”,…  

Chưa có “lối thoát” rõ ràng nào cho mớ bòng bong hiện nay của Trump, nhưng với tỷ lệ ủng hộ đang ở mức thấp “báo động”, có lẽ êkíp của tỷ phú cần sớm nghĩ cách xoa dịu và gây dựng thiện cảm với những phe cánh vốn chẳng mấy ưa ông như Freedom Caucus, dù đó cũng là nhiệm vụ bất khả thi.

Brexit và từ khóa an ninh

Brexit - từ ngữ xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông thời gian qua đã chính thức trở thành hiện thực, trong sự bàn tán xì xào của chính giới Anh.

Khi “cuộc hôn nhân” nhiều thập kỷ không còn xuôi chèo mát mái, xứ sở sương mù vẫn khẳng định tầm quan trọng của việc nước Anh tạo dựng “quan hệ hợp tác an ninh chặt chẽ nhất có thể” với EU, minh chứng là cụm từ “an ninh” được nhắc đến 11 lần trong bài phát biểu lịch sử của Thủ tướng Theresa May hồi đầu tuần qua. 

Trên thực tế, kể từ khi đảm nhiệm chiếc ghế Thủ tướng, bà May đã đặt phần lớn trọng tâm của các thỏa thuận thương mại trong tương lai vào lĩnh vực quốc phòng và an ninh.

Còn nhớ tại cuộc họp Hội đồng hợp tác vùng Vịnh ở Bahrain cuối năm ngoái, May đã hứa hẹn đầu tư 3 tỷ bảng Anh chi tiêu quốc phòng vào khu vực này trong 10 năm tới, đồng nghĩa với việc chi nhiều cho quốc phòng tại vùng Vịnh hơn bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới.

Hồi tháng 1/2017, là nhà lãnh đạo thế giới đầu tiên gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump, bà cũng dành những lời lẽ tốt đẹp nhất về quan hệ quốc phòng song phương, trước khi ký thỏa thuận trị giá 125 tỷ USD giúp Thổ Nhĩ Kỳ phát triển thế hệ chiến đấu cơ mới chỉ vài ngày sau đó.

Mới đây nhất, chưa đầy 10 ngày trước khi kích hoạt Điều 50, tờ Finalcial Times đưa tin Anh gần đi đến chỗ đặt bút ký kết hiệp ước quốc phòng với Đức. 

Brexit khiến Anh chi nhiều hơn cho quốc phòng và an ninh.Ảnh: Internet
Brexit khiến Anh chi nhiều hơn cho quốc phòng và an ninh. Ảnh: Internet

Có vẻ như trận địa chính trị toàn cầu đã có nhiều đổi thay so với mùa Hè năm ngoái, an ninh của Anh bị đe đọa nhiều hơn so với khi nước này bỏ phiếu đồng ý rời EU.

Đơn cử, những cuộc đàm phán Brexit tới đây sẽ diễn ra đúng thời điểm nhiều thành viên EU cảm thấy mối đe dọa đáng gờm từ Trump, khi vị Tổng thống mới của Mỹ hết lần này lượt khác gây sức ép đòi các thành viên NATO tăng phần ngân sách đóng góp.

Nhiều người cho rằng, đó phải chăng chính là nguyên do mà tại một cuộc gặp thượng đỉnh mới đây ở Malta, châu Âu quyết định rằng họ cần trông chờ vào chính mình, chứ không phải từ “anh bạn” bên kia Đại Tây Dương để duy trì được những giá trị của thị trường tự do và dân chủ tự do.

Những hé lộ của 1 nghiên cứu mới đây rằng trong khi Mỹ chỉ có 1 nhà máy sản xuất xe tăng thì châu Âu có 19, trong khi Mỹ chỉ có 1 loại chiến đấu cơ thì châu Âu có 3 dường như thêm củng cố quyết tâm này. Như vậy, có vẻ một kiểu liên minh mới sắp sửa thành hình tại châu Âu.

Và cho dù có thể với một vài người đó không phải là liên minh lý tưởng, thì như giới chuyên gia bình luận, có vẫn còn hơn không!

Thu Giang

tin mới

Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine

Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Báo Mỹ phân tích phản ứng bất ngờ của Chủ tịch Trung Quốc tại Pháp; Moskva sẽ đáp trả gay gắt hành động mới đây của Vương quốc Anh; Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine...

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nữ nghị sĩ Đảng Dân chủ Rashida Tlaib đã kêu gọi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và các quan chức cấp cao khác về hành động của nhà nước Do Thái ở Dải Gaza. Thông cáo báo chí của cô được Fox News trích dẫn.

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

(Baonghean.vn) - Odessa là mấu chốt của cuộc chiến Nga – Ukraine không chỉ vì nó nắm giữ chìa khóa dẫn đến Biển Đen, mà còn bởi vì cuộc chiến bản sắc giữa Nga và Ukraine – giữa một quá khứ đế quốc và một tương lai dân chủ. Liệu rằng, Odessa có sáp nhập vào Nga như dự đoán của giới quan sát?

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

(Baonghean.vn) - Tờ Die Welt (Đức) cho rằng, chính sách thận trọng của Thủ tướng Scholz gây ảnh hưởng tới tinh thần của người dân Ukraine. Những người lính nghĩa vụ của Ukraine hiện không muốn tiếp tục chiến đấu và hy sinh trong cuộc xung đột mà họ không thể thắng. 

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh bao gồm 97 điểm về mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tập trung vào các nhiệm vụ ưu tiên bao gồm bảo toàn dân số, phúc lợi của người dân, sự bền vững của nền kinh tế, và dẫn đầu về công nghệ.

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin cử hành tại Điện Kremlin vào ngày 7 tháng 5. Đây là lễ nhậm chức lần thứ 5 trong sự nghiệp chính trị của ông Putin; ông sẽ đảm trách chức vụ dân cử cao nhất trong 6 năm tới, cho đến năm 2030.

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

(Baonghean.vn) - Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp ngày 6/5, bà Ursula Von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh Brussels và Paris đang trông cậy vào Bắc Kinh “sử dụng mọi ảnh hưởng của mình đối với Nga” để ngăn chặn xung đột với Ukraine.

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 6/5 đã ra lệnh tiến hành một cuộc diễn tập nhanh về sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Quân khu Nam, giáp biên giới Ukraine. Phản ứng của Moskva được đưa ra sau những tuyên bố mang tính leo thang từ các đồng minh của Mỹ về xung đột Ukraine.

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.