Chân dung người 'suýt' trở thành phu nhân cựu Tổng thống Obama

Để theo đuổi tham vọng chính trị của mình, Obama đã phải dằn vặt rất nhiều trước khi chia tay người phụ nữ mà ông từng ngỏ lời cầu hôn.

 Obama trả lời phỏng vấn sau khi trở thành chủ tịch tạp chí ở Harvard năm 1990

Cựu tổng thống Mỹ Barack Obama là người bộc lộ tham vọng chính trị ngay từ khi còn rất trẻ và phải đánh đổi rất nhiều thứ, kể cả tình yêu của mình, để theo đuổi mục tiêu lớn, tác giả David J. Garrow kể lại trong cuốn tiểu sử "Rising Star" mới xuất bản về cuộc đời và sự nghiệp Obama, theo Washington Post.

Trước khi tham gia sự nghiệp chính trị, Obama là một thành viên tích cực trong các hoạt động cộng đồng ở Chicago. Được khơi nguồn cảm hứng bởi Harold Washington, thị trưởng da màu đầu tiên của Chicago, Obama bắt đầu nói về tham vọng chính trị của mình với các bạn bè, đồng nghiệp. Người thanh niên này muốn trở thành thị trưởng thành phố, thượng nghị sĩ Mỹ, thống đốc bang Illinois, hay thậm chí trở thành tổng thống Mỹ.

Cùng thời gian này, Obama có một người bạn gái mà ông hết mực yêu thương, nhiều năm trước khi ông gặp Michelle. Đó là Sheila Miyoshi Jager, hiện là giáo sư ngành nhân chủng học tại Đại học Oberlin. Mang trong mình dòng máu Hà Lan - Nhật Bản, Jager rất phù hợp với thế giới đa văn hóa của Obama, khiến họ trở thành "cặp đôi trời sinh".

Trao đổi với Garrow, Jager nói rằng bà sớm nhận ra Obama là một người "có nhu cầu sâu sắc được yêu thương và ngưỡng mộ". Bà mô tả quãng thời gian bên nhau giữa hai người như một kỷ niệm xa xôi, một "hòn đảo của riêng chúng tôi" mà ở đó Obama "phân chia rõ ràng giữa công việc và gia đình". Hai người đã tới gặp gia đình hai bên và sớm bàn tới chuyện hôn nhân.

"Mùa đông năm 1986, khi tới thăm bố mẹ tôi, ông ấy đã ngỏ lời cầu hôn tôi", Jager kể với Garrow. Nhưng mẹ Obama kiên quyết phản đối cuộc hôn nhân, không phải vì lý do chủng tộc, mà vì lo ngại việc kết hôn sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp của ông. Mẹ ông cho rằng Jager, người ít hơn Obama hai tuổi, còn quá trẻ để lập gia đình. "Chưa được đâu anh", Jager trả lời Obama. Nhưng sau đó họ vẫn ở bên nhau.

Giáo sư Sheila Miyoshi Jager. Ảnh: Toronto Star
Giáo sư Sheila Miyoshi Jager. Ảnh: Toronto Star

Đến đầu năm 1987, khi Obama 25 tuổi, Jager cảm nhận được sự thay đổi sâu sắc ở ông. "Ông ấy đột nhiên trở nên rất tham vọng", bà nói với Garrow. "Tôi nhớ rất rõ thời điểm xảy ra sự thay đổi này, tôi cũng nhớ rằng đúng dịp chúng tôi kỷ niệm một năm yêu nhau, ông ấy đã hướng tới mục tiêu trở thành tổng thống".

Garrow viết rằng Obama tin ông đang nghe thấy "tiếng gọi" của số phận và tham vọng đó gắn liền với nhận thức rằng để đạt được mục tiêu trở thành tổng thống, ông phải xác định thành phần của mình là người Mỹ gốc Phi.

Nhưng để làm được điều đó, ông buộc phải đánh đổi, đặc biệt là trong việc kết hôn với một người phụ nữ không phải gốc Phi. Đã có nhiều tấm gương trong việc này, chẳng hạn như Richard H. Newhouse Jr., thượng nghị sĩ người Mỹ gốc Phi nổi tiếng của bang Illinois, người kết hôn với một phụ nữ da trắng và thường xuyên bị xì xào rằng ông "nói về người da đen nhưng ngủ với người da trắng".

Carol Moseley Braun, người từng là nữ thượng nghị sĩ Mỹ gốc Phi đầu tiên và có chồng là người da trắng, đã thú nhận rằng "cuộc hôn nhân liên chủng tộc thực sự hạn chế lựa chọn chính trị của bạn".

Những cuộc tranh luận về chủng tộc và chính trị đột nhiên bao trùm mối quan hệ giữa Obama và Jager. "Việc kết hôn cứ bị trì hoãn mãi, đến lúc bị phủ bóng bởi nỗi khổ tâm của Obama về vấn đề trọng tâm của cuộc đời, đó là chủng tộc và bản sắc", Jager nhớ lại. "Quyết tâm giữ bản sắc người da màu của ông ấy có liên hệ trực tiếp tới quyết định theo đuổi sự nghiệp chính trị", bà nói.

Một người bạn chung của cả hai kể rằng Obama từng thừa nhận "nếu tôi hẹn hò với một cô gái da trắng, tôi sẽ không có chỗ đứng ở đây". Trong một cuộc tụ tập bạn bè tại khu nhà nghỉ mát, Obama và Jager đã cãi nhau kịch liệt về chủ đề này suốt cả buổi chiều. "Điều đó là sai, sai rồi. Đó không phải là lý do", bạn bè nghe thấy Jager hét lên từ trong phòng.

Theo Garrow, Obama rất quan tâm chăm sóc Jager, nhưng ông cảm thấy bị mắc kẹt giữa người phụ nữ ông yêu và định mệnh mà ông đang hướng tới. Cuối năm 1988, chỉ vài ngày trước khi Obama chuyển tới Trường Luật Harvard, khi mối quan hệ giữa hai người gần như tan vỡ, Obama đã đề nghị Jager đi theo ông và kết hôn. Lúc này, Jager đang trên đường tới Hàn Quốc để làm luận án, bà cho rằng Obama muốn mình kết thúc sự nghiệp nghiên cứu để đi theo ông, nên đã tiếp tục cãi nhau với ông. Rốt cuộc, hai người đường ai nấy đi.

Tại Harvard, hình ảnh một tổng thống tương lai hiện lên rõ hơn ở Obama. Ông thường xuyên xung phong tham gia các cuộc hùng biện trước lớp và tổng kết lập luận của các bạn học. "Ở trường luật, thứ duy nhất tôi muốn Obama làm là im miệng", một cựu sinh viên kể với Garrow. Bạn học đã tạo ra "thước đo Obama" để xếp hạng mức độ tự tin thái quá của các bài tham luận trước lớp.

Dù vậy, Obama rất được mọi người ngưỡng mộ, kể cả các giáo sư, thậm chí có người đã ra đề thi liên quan đến những bình luận mà Obama đã đưa ra trước lớp. Việc ông trở thành chủ tịch da màu đầu tiên của tạp chí Harvard Law Review sau một cuộc bầu chọn căng thẳng thể hiện sự tôn trọng mà các sinh viên ngôi trường danh giá này dành cho ông. Thông tin này được đăng tải trên nhiều tờ báo, đánh dấu sự trỗi dậy của ngôi sao Obama.

Sau một năm học ở đây, Obama tới làm thêm tại một công ty luật ở Chicago và gặp Michelle Robinson. Hai người nhanh chóng có cảm tình với nhau một cách nghiêm túc. Tuy nhiên, Jager vẫn chưa hoàn toàn ra khỏi đời ông, khi bà sau đó đến trường Harvard theo một chương trình trao đổi giảng viên.

moi-tinh-dang-do-cua-obama-truoc-khi-tro-thanh-tong-thong-my-1

Barack Obama và Michelle Robinson thời trẻ. Ảnh: Wikipedia

"Barack và Sheila vẫn tiếp tục gặp nhau trong năm học 1990-1991, bất chấp việc Barack đang có quan hệ ngày càng sâu đậm với Michelle", Garrow viết. Sau khi kết hôn với bà Michelle, Obama vẫn thỉnh thoảng liên lạc với Jager qua thư từ hoặc các cuộc điện thoại.

Theo Washington Post, cuốn tiểu sử "Rising Star" của Garrow đã phần nào khắc họa được sự lựa chọn khó khăn của Obama trước tình cảm cá nhân và tham vọng chính trị, trước khi ông quyết định theo đuổi mục tiêu của đời mình và trở thành Tổng thống Mỹ vào năm 2008. "Để tôi luyện được ý chí sắt đá của bản thân, chiếc khuôn nung phải rỗng ở chính giữa", Garrow kết luận về định mệnh của Obama.

Theo VNE

tin mới

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

(Baonghean.vn) - Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp ngày 6/5, bà Ursula Von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh Brussels và Paris đang trông cậy vào Bắc Kinh “sử dụng mọi ảnh hưởng của mình đối với Nga” để ngăn chặn xung đột với Ukraine.

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 6/5 đã ra lệnh tiến hành một cuộc diễn tập nhanh về sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Quân khu Nam, giáp biên giới Ukraine. Phản ứng của Moskva được đưa ra sau những tuyên bố mang tính leo thang từ các đồng minh của Mỹ về xung đột Ukraine.

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.