Trung Quốc tính lập hệ thống theo dõi khổng lồ dưới Biển Đông

Trung Quốc có kế hoạch lập hệ thống giám sát dưới Biển Đông và Hoa Đông, được cho là có thể phát hiện chuyển động của tàu nước ngoài và làm suy giảm năng lực tàng hình của tàu ngầm Mỹ. 

Đồ hoạ mô phỏng mạng lưới theo dõi dưới biển. Đồ hoạ: SCMP

Đồ hoạ mô phỏng mạng lưới theo dõi dưới biển. Đồ hoạ: SCMP

Theo đài truyền hình CCTV, mạng lưới giám sát sẽ tiêu tốn hai tỷ nhân dân tệ (290 triệu USD) và "làm nền tảng để cung cấp dữ liệu giám sát lâu dài, hỗ trợ thí nhiệm trong nghiên cứu môi trường tại hai vùng biển".  

Phát biểu với đài truyền hình, Jian Zhimin, một nhà khoa học hàng hải tại Đại học Tonji, Thượng Hải, nói động thái củng cố vị thế của Trung Quốc là một "cường quốc đại dương". "Một cường quốc đại dương phải có khả năng tới vùng biển cả và ra toàn cầu", ông nói. 

Zhou Huaiyang, đồng nghiệp của ông, thêm rằng hệ thống có thể đem lại lợi ích "quốc phòng".

Carl Thayer, nhà phân tích an ninh khu vực, giáo sư danh dự Đại học New South Wales, Australia, cho rằng Trung Quốc "có thể tận dụng câu chuyện mạng lưới dưới biển này để đặt những cảm biến được thiết kế nhằm phát hiện chuyển động của các tàu chiến trên mặt nước và tàu ngầm". 

Một hệ thống như thế "giảm nhẹ lợi thế tàng hình các tàu ngầm có", theo ông Thayer. "Điều này sẽ gây ra mối quan ngại trực tiếp cho Mỹ và các nước trong khu vực vận hành các tàu ngầm". 

Ông Thayer cho rằng hệ thống giám sát dưới nước của Trung Quốc có thể phục vụ với mục đích tương tự hệ thống giám sát âm thanh (SOSUS) của Mỹ, sử dụng thời chiến tranh Lạnh để phát hiện và giám sát hoạt động tàu ngầm. 

Trung Quốc có tranh chấp tại cả Biển Đông và Hoa Đông. Nước này tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông, chồng lấn lên tuyên bố chủ quyền của các nước láng giềng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, Philippines. Nước này còn bồi đắp và quân sự hoá phi pháp các đá tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tại biển Hoa Đông, các đảo tranh chấp cũng làm xấu đi quan hệ giữa Bắc Kinh và Tokyo trong nhiều thập kỷ. 

Theo VNE

tin mới

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

(Baonghean.vn) - Odessa là mấu chốt của cuộc chiến Nga – Ukraine không chỉ vì nó nắm giữ chìa khóa dẫn đến Biển Đen, mà còn bởi vì cuộc chiến bản sắc giữa Nga và Ukraine – giữa một quá khứ đế quốc và một tương lai dân chủ. Liệu rằng, Odessa có sáp nhập vào Nga như dự đoán của giới quan sát?

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

(Baonghean.vn) - Tờ Die Welt (Đức) cho rằng, chính sách thận trọng của Thủ tướng Scholz gây ảnh hưởng tới tinh thần của người dân Ukraine. Những người lính nghĩa vụ của Ukraine hiện không muốn tiếp tục chiến đấu và hy sinh trong cuộc xung đột mà họ không thể thắng. 

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh bao gồm 97 điểm về mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tập trung vào các nhiệm vụ ưu tiên bao gồm bảo toàn dân số, phúc lợi của người dân, sự bền vững của nền kinh tế, và dẫn đầu về công nghệ.

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin cử hành tại Điện Kremlin vào ngày 7 tháng 5. Đây là lễ nhậm chức lần thứ 5 trong sự nghiệp chính trị của ông Putin; ông sẽ đảm trách chức vụ dân cử cao nhất trong 6 năm tới, cho đến năm 2030.

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

(Baonghean.vn) - Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp ngày 6/5, bà Ursula Von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh Brussels và Paris đang trông cậy vào Bắc Kinh “sử dụng mọi ảnh hưởng của mình đối với Nga” để ngăn chặn xung đột với Ukraine.

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 6/5 đã ra lệnh tiến hành một cuộc diễn tập nhanh về sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Quân khu Nam, giáp biên giới Ukraine. Phản ứng của Moskva được đưa ra sau những tuyên bố mang tính leo thang từ các đồng minh của Mỹ về xung đột Ukraine.

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.