Khủng hoảng chính trị tại Catalonia làm tê liệt các dự án kinh tế

Bộ trưởng Kinh tế Tây Ban Nha Luis de Guindos cho biết, các dự án đầu tư tại khu vực Catalonia bị tê liệt do cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra.

Phát biểu với báo chí tại thành phố Barcelona, Bộ trưởng Luis de Guindos nhấn mạnh, nền kinh tế Tây Ban Nha đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ song cũng khó tránh khỏi ảnh hưởng do cuộc trưng cầu ý dân về độc lập tại Catalonia.

Ông nói: “Rõ ràng, những bất ổn chính trị đang làm tê liệt tất cả dự án đầu tư tại Catalonia. Hiện tại, không một nhà đầu tư quốc tế hay quốc gia nào dám tham gia vào những dự án mới ở khu vực này. Sự đứt gãy trong cấu trúc xã hội tại Catalonia là rất lớn. Chúng tôi thấy rõ được điều này và coi đây là mối lo ngại lớn do sự thiếu trách nhiệm của chính quyền địa phương”.

khung hoang chinh tri tai catalonia lam te liet cac du an kinh te hinh 1
Một người biểu tình đem cờ ly khai lên ban công tòa nhà Bộ kinh tế của Catalonia.(ảnh: Reuters)

Theo ông Luis de Guindos, chính phủ Tây Ban Nha sẽ không chấp nhận hòa giải hoặc bất cứ hình thức thỏa hiệp nào bởi đây không phải là giải quyết vấn đề giữa hai phía mà là việc thực thi luật pháp của Tây Ban Nha nói riêng và của Liên minh Châu Âu nói chung.

Có một quy định rõ ràng rằng nếu 1 phần lãnh thổ của một nước thành viên Liên minh Châu Âu đòi độc lập hoặc thực hiện tiến trình ly khai thì khu vực đó sẽ nằm ngoài các hiệp ước của Liên minh Châu Âu, không được hưởng các lợi ích chung và không được tiếp cận thị trường chung của khối. Thêm vào đó, họ sẽ phải trả thuế cũng như từ bỏ đồng Euro.

Cũng trong ngày hôm nay, Tòa án Hiến pháp Tây Ban Nha đã ra lệnh đình chỉ một phiên họp ngày 9/10 của cơ quan lập pháp xứ Catalonia. Theo dự kiến, giới lãnh đạo Catalonia sẽ đơn phương tuyên bố độc lập khỏi Tây Ban Nha trong phiên họp này.

Ngày 1/10 vừa qua, bất chấp sự phản đối của chính quyền trung ương Tây Ban Nha, các nhà lãnh đạo vùng Catalonia đã tổ chức cuộc trưng cầu ý dân trái phép đòi tách ra khỏi Tây Ban Nha, đẩy nước này vào một cuộc khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua. Chính phủ Tây Ban Nha và Tòa án Tòa án Hiến pháp khẳng định cuộc trưng cầu ý dân này là hành động vi hiến, đi ngược lại các mục tiêu và lý tưởng của Liên minh châu Âu (EU). EU cũng phản đối mạnh mẽ cuộc trưng cầu ý dân của vùng Catalonia./.

Theo VOV

tin mới

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.