Trường nghề chục tỷ hoạt động cầm chừng

(Baonghean) - Nghệ An là một trong những tỉnh có hệ thống các trường nghề nhiều nhất cả nước. Tuy nhiên, do đang có nhiều khó khăn, bất cập và thiếu hợp lý khiến công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh chưa đem lại hiệu quả như kỳ vọng, dẫn đến lãng phí cả về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực.

Trường nghề “chục tỷ” hoạt động cầm chừng

Được thành lập từ năm 2008, nhưng đến năm học 2010 - 2011, Trường trung cấp nghề Dân tộc nội trú Nghệ An mới bắt đầu tuyển sinh. Trường đặt tại xã Bồng Khê (Con Cuông), được kỳ vọng sẽ là cái nôi đào tạo nghề cho con em các huyện Tây Nam của tỉnh.

Tuy nhiên, “những năm học đầu, tuyển được 100 em, nhưng đến khi tốt nghiệp thì “rơi rụng” hết, chỉ còn hơn 40 em ra trường” - ông Nguyễn Thanh Bình, Hiệu trưởng nhà trường cho biết. Thời điểm ấy, đội ngũ giáo viên và cán bộ của trường có gần 40 người, tương đương gần như 1 học sinh được 1 giáo viên dạy học.

Năm học 2015 - 2016, tuyển được 405 học sinh; nhưng sau 9 tháng học, chỉ còn 260 em. Việc học sinh bỏ học diễn ra hàng tuần. Theo thống kê, năm nhiều nhất, trường nghề này cũng chỉ cho “ra lò” được hơn 100 học viên.

Dạy nghề ở Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nghi Lộc. Ảnh: Tiến Hùng
Dạy nghề ở Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nghi Lộc. Ảnh: Tiến Hùng

Cũng theo ông Bình, hiện nay trường có 38 cán bộ và giáo viên, mỗi năm được cấp 4 tỷ đồng từ ngân sách để phục vụ việc dạy. Ngoài hệ trung cấp, trường còn đào tạo trình độ sơ cấp ngắn hạn. Quá trình dạy sơ cấp, nhà trường phải vận chuyển máy móc, thiết bị đến tận xã để dạy. Những học viên này chủ yếu “học cho biết”. Đào tạo cầm chừng, nhưng cơ sở hạ tầng lại được đầu tư rất khang trang.

Thời điểm mới thành lập trường được đầu tư gần 60 tỷ đồng chưa kể tiền giải phóng mặt bằng. Trong đó, hơn 33 tỷ đồng dùng để mua sắm thiết bị. Đến năm 2016, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục đầu tư hàng chục tỷ đồng để xây mới nhiều cơ sở hạ tầng tại ngôi trường này như tòa nhà đa năng, 2 nhà xưởng, nhà nội trú, thư viện… Số công trình này hiện vẫn trong quá trình xây dựng.

Tại huyện Tương Dương, Trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề cũng được đầu tư cơ sở hạ tầng khang trang với tổng số tiền gần 20 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiều năm nay, đây trở thành nơi đào tạo và sát hạch bằng lái xe máy vì không có học viên học.

Về nhiệm vụ chuyên môn, trong 7 năm qua, mỗi năm trung tâm đào tạo được vài lớp sơ cấp ngắn hạn. Nhưng vì học viên chủ yếu là nông dân nên đội ngũ giảng dạy phải xuống tận thôn bản. Điều này đồng nghĩa cơ sở hạ tầng, trang thiết bị được đầu tư hàng chục tỷ đồng dường như không cần dùng đến.

Ông Nguyễn Duy Thông, Giám đốc trung tâm HN&DN Tương Dương cho hay: “Chúng tôi chỉ làm tròn nhiệm vụ, chỉ tiêu giao bao nhiêu, cấp tiền về bao nhiêu thì chúng tôi đào tạo số học viên tương đương với số tiền. Như năm 2016, tỉnh cấp 200 triệu đồng thì chúng tôi chi đào tạo chừng đó”.

Trên thực tế, nếu mở rộng quy mô đào tạo thì trung tâm cũng không đáp ứng được bởi đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường chỉ có 7 người, trong đó chỉ có 3 giáo viên. Mỗi lần mở lớp đào tạo, trung tâm phải mời các giáo viên từ những trường nghề khác.

Từ khi thành lập đến nay, trung tâm này cũng chỉ mới đào tạo được chưa đến 1.000 học viên. 

Đông nhưng chưa…vui!

Với 67 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trước đây gọi là các trường nghề), hàng năm Nghệ An có khoảng 18.000 chỉ tiêu tuyển sinh (ở cả hệ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp). Cũng theo thống kê, hiện mỗi  năm trung bình Nghệ An có trên 20.000 học sinh ở cả bậc THCS và THPT không học lên cấp III hoặc đại học, mà được định hướng theo học nghề.

Căn cứ theo lý thuyết, cơ hội đang nghiêng nhiều hơn cho các trường nghề khi nguồn cung luôn dồi dào. Tuy vậy, quá trình thực hiện, ngoài một số trường có thương hiệu, phần lớn các trường còn lại công tác tuyển sinh gặp rất nhiều khó khăn.

Trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề  huyện Tương Dương. Ảnh: Mỹ Hà
Trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề huyện Tương Dương. Ảnh: Mỹ Hà

Ngay như ở TP. Vinh, nhiều đơn vị dù là có bề dày trong công tác đào tạo cũng rơi vào hoàn cảnh này. Tại Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp Vinh, mặc dù mỗi năm chỉ có vài trăm chỉ tiêu, nhưng để tuyển đủ học viên ban lãnh đạo nhà trường từ Giám đốc, Phó Giám đốc và Trưởng phòng Đào tạo đều phải trực tiếp xuống cơ sở để tư vấn, hướng nghiệp cho học trò. Địa bàn cũng phải mở rộng đến các huyện vùng cao như Tương Dương, Con Cuông. 

Đối với Trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật miền Tây đóng tại TX. Thái Hòa, ông Phạm Nam Hải, Hiệu trưởng nhà trường cũng cho biết: năm học này trường có hơn 1.000 chỉ tiêu, trong đó 350 chỉ tiêu là trung cấp. Hiện tại, số học sinh đăng ký vào trường đạt khoảng 70 - 80% nhưng Ban Giám hiệu nhà trường không chắc chắn vào kết quả vì “không biết các em có học hay không”.

Theo ông Hải, vì có nhiều cơ hội học nghề nên học sinh đăng ký vào trường nghề họ “yêu cầu” rất cao như “phải xuống xem trường có đẹp hay không, có ký túc xá cho sinh viên hay không”. Với diện tích nhà trường chỉ 3.500m2 và đang phải học “tạm” tại trung tâm hướng nghiệp của thị xã, thì đó là một đòi hỏi khó. Nhưng vì đời sống của 60 cán bộ, giáo viên phụ thuộc vào “chỉ tiêu tuyển sinh trên từng đầu người”, nên nhà trường vẫn phải tìm đủ cách để “chiều” học trò.

Do tuyển sinh quá khó khăn, nên nguồn sống của các trường đào tạo nghề chủ yếu phụ thuộc vào đối tượng sơ cấp, ngắn hạn, về trực tiếp tại các địa phương để phối hợp mở liên kết. Tuy nhiên, hình thức đào tạo này chỉ giải được bài toán về số lượng, còn chất lượng thì khó đảm bảo và lãng phí tiền của.

Đơn giản, với học nghề, thực hành chiếm 2/3 chương trình học. Vậy nhưng, nếu kết hợp đào tạo ở cơ sở thì liệu máy móc, trang thiết bị dạy học có đảm bảo? Trường THPT Nghi Lộc 5 là một trong những trường đầu tiên thực hiện thí điểm việc dạy nghề kết hợp với dạy văn hóa; qua gần 3 năm thực hiện, bên cạnh tạo thuận lợi hơn cho học sinh, các em sớm được định hướng nghề nghiệp thì theo ông Đặng Văn Hải - Hiệu trưởng nhà trường, cũng có những bất cập bởi khi học nghề ở trường thì các điều kiện để học sinh thực hành không đảm bảo như: nguồn điện để lắp máy không đủ để vận hành, không có phòng học rộng để làm xưởng thực hành, việc di chuyển máy móc cồng kềnh, tốn kém...

Ông Võ Văn Ân - Giám đốc Trung tâm GDTX huyện Nghi Lộc cho biết: Năm 2016 trung tâm phối hợp với Trường Trung cấp nghề Kinh tế - kỹ thuật huyện Nghi Lộc để mở hai lớp hàn và lớp nấu ăn cho học sinh. Thế nhưng sau một năm học, số học sinh còn lại chưa đến 50%, vì các em không hứng thú với chương trình đào tạo…

Đánh giá về hiệu quả công tác đào tạo nghề, ông Hoàng Sỹ Tuyến - Trưởng phòng Dạy nghề, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cũng thừa nhận. Dù số lượng cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh nhiều nhưng quy mô còn nhỏ. Nguồn lực đầu tư cho công tác đào tạo nghề yêu cầu ngày càng lớn, nhưng nhiều cơ sở đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là nhà xưởng, trang thiết bị...

Bên cạnh đó, cơ chế tuyển dụng, chính sách tiền lương của giáo viên giảng dạy trong các cơ sở đào tạo nghề công lập còn bất cập, nên chưa thu hút được giáo viên giỏi có trình độ tay nghề cao vào giảng dạy tại các cơ sở đào tạo nghề của tỉnh. Rất nhiều cơ sở dạy nghề không có giáo viên phải hợp đồng giáo viên thời vụ khiến cho việc đào tạo chưa mang lại hiệu quả và chưa tạo được sức hút đối với học trò.

Mỹ Hà - Tiến Hùng

tin mới

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị diễn tập Khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị diễn tập Khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai

(Baonghean.vn) - Chiều 7/5, đoàn công tác Ban Chỉ đạo diễn tập tỉnh Nghệ An do đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác chuẩn bị và phổ biến ý định diễn tập khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai

Thúc đẩy sự phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Quỳ Châu

Thúc đẩy sự phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Quỳ Châu.

Tri ân sâu sắc các chiến sĩ Điện Biên

Tri ân sâu sắc các chiến sĩ Điện Biên

(Baonghean.vn) - Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tỉnh Nghệ An đã, đang và sẽ làm hết sức mình để tri ân công lao của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Quế Phong

Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện Quế Phong

(Baonghean.vn) - Chiều 6/5, Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Quế Phong.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh hưởng ứng Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh hưởng ứng Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024

(Baonghean.vn) - Sáng 6/5, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024”, với chủ đề “Tăng cường xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc”.

Bảo hiểm xã hội Nghệ An ra quân hưởng ứng Tháng vận động, triển khai Bảo hiểm xã hội toàn dân năm 2024

Bảo hiểm xã hội Nghệ An ra quân hưởng ứng Tháng vận động, triển khai Bảo hiểm xã hội toàn dân năm 2024

(Baonghean.vn) - Thực hiện Công văn số 1064/BHXH-TT ngày 22/4/2024 của BHXH Việt Nam về việc truyền thông nhân Tháng vận động, triển khai BHXH toàn dân, sáng 6/5, Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An tổ chức 'Lễ phát động ra quân hưởng ứng Tháng vận động, triển khai Bảo hiểm xã hội toàn dân năm 2024'.

Điện Biên

Ấn tượng triển lãm 'Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng'

(Baonghean.vn) - Tỉnh Nghệ An vừa phối hợp với Cục Chính trị, Quân khu 4 tổ chức triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng” đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ, chiến sĩ, nhân dân đến tham quan và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mọi người.

Tặng học bổng, thiết bị học tập cho học sinh vùng khó khăn huyện Quế Phong

Tặng học bổng, thiết bị học tập cho học sinh vùng khó khăn huyện Quế Phong

(Baonghean.vn) - Hưởng ứng "Tháng hành động vì trẻ em" năm 2024, sáng 5/5, Đoàn Thanh niên Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính phối hợp với Đoàn Thanh niên Sở Tài chính và Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An tổ chức chương trình tặng quà cho các trường học vùng khó khăn huyện Quế Phong.

Bộ đội Biên phòng Nghệ An hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả lốc xoáy

Bộ đội Biên phòng Nghệ An hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả lốc xoáy

(Baonghean.vn) - Đêm 3/5 rạng sáng 4/5, tại địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn đã xảy ra lốc xoáy gây ảnh hưởng đến tài sản của các hộ dân, các đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An đã khẩn trương phối hợp với cấp uỷ, chính quyền địa phương và các lực lượng giúp dân khắc phục hậu quả.

Sáp nhập thị trấn Diễn Châu và xã Diễn Thành: Niềm tự hào một danh xưng

Quê hương không chỉ là tên gọi...

(Baonghean.vn) - Về thăm thị trấn Diễn Châu vào thời điểm những người dân ở đây đang băn khoăn trước đề án sáp nhập, có thể thấy được được tình yêu, niềm tự hào của họ với những giá trị hữu hình của quê hương.

Mở ra cơ hội việc làm ‘khủng’ cho người lao động Nghệ An - Hà Tĩnh

Mở ra cơ hội việc làm 'khủng' cho lao động Nghệ An - Hà Tĩnh, tại các khu công nghiệp trên cả nước

(Baonghean.vn) - Vừa qua, Công ty Vinayuuki và Công ty cổ phần Dịch vụ 3 Sao ký kết hợp tác độc quyền cung ứng lao động cho các khu công nghiệp, giai đoạn 2024-2030, mở ra cơ hội việc làm "khủng" tại các khu công nghiệp trên phạm vi miền Trung và miền Bắc, cho người lao động Nghệ An - Hà Tĩnh.

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954/ - 7/5/2024), ngày 3/5, đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4 do đồng chí Đại tá Phạm Văn Đông - Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 4 làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh.

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

(Baonghean.vn) -Mặc dù quy định cấm chó thả rông đã có từ năm 2017, nhưng từ đó đến nay, dường như các địa phương vẫn loay hoay tìm cách xử lý, chó thả rông đã trở thành vấn nạn. Trong khi đó, tại Nghệ An có một vùng quê, suốt 6 năm qua, gần như không còn bóng dáng con chó nào ngoài đường.

Huyện Thanh Chương cần khẩn trương hướng dẫn các CLB dân ca ví, giặm cấp xã tiếp cận chính sách hỗ trợ

Huyện Thanh Chương cần khẩn trương hướng dẫn các CLB dân ca ví, giặm cấp xã tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Trong khi hầu hết các câu lạc bộ dân ca cấp xã hoạt động hiệu quả trên địa bàn tỉnh đều được kiện toàn để tiếp cận với chính sách hỗ trợ theo tinh thần Nghị quyết 29/2021/NQ-HĐND tỉnh thì đến nay một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được tiếp cận.

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sau khoảng 2 tuần khẩn trương luyện tập, đến nay các tổ bay của Trung đoàn 916, Sư đoàn 371, Trung đoàn 930, Sư đoàn 372 và Trung đoàn 917, Sư đoàn 370 (Quân chủng Phòng không Không quân, Bộ Quốc phòng) đã sẵn sàng cho cuộc diễu binh, diễu hành phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.