10 loại 'thực phẩm nhạy cảm' không phải ai cũng biết

Theo Bác sĩ Đoàn Thu Hồng, Viện Y học ứng dụng Việt Nam (vietnam.net)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ngoài các sản phẩm từ sữa, trứng, lạc hay các loại động vật có vỏ cũng có thể khiến một số người có triệu chứng bất dung nạp thực phẩm.

Không dung nạp thực phẩm còn gọi là nhạy cảm với thực phẩm và cần phân biệt với dị ứng thực phẩm.

Dị ứng thực phẩm là phản ứng của hệ thống miễn dịch còn bất dung nạp là vấn đề tiêu hóa thức ăn. Triệu chứng dị ứng gồm: Nôn mửa, tiêu chảy, viêm da, khó thở, sưng tấy, ngứa, phát ban, sốc phản vệ. Trong khi đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy là triệu chứng bất dung nạp.

Những loại thực phẩm dễ gây bất dung nạp

Sản phẩm từ sữa

Nhiều người bất dung nạp đường sữa do thiếu lactase, loại men cần thiết để tiêu hóa đường lactoza có trong các sản phẩm từ sữa.

Các sản phẩm từ sữa chứa loại protein gọi là casein. Casein có thể khó tiêu hóa và dẫn đến viêm trong hệ thống tiêu hóa.

Không dung nạp sữa có thể gây triệu chứng đường tiêu hóa, hô hấp, hoặc phản ứng trên da.

Thực phẩm cần loại bỏ: Sữa tươi, phô mai, bơ, sữa chua, kem hay bất kỳ sản phẩm có nguồn gốc từ sữa bò, dê, cừu.

Đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy là triệu chứng bất dung nạp thực phẩm. Nguồn: healthnews.com

Đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy là triệu chứng bất dung nạp thực phẩm. Nguồn: healthnews.com

Triệu chứng tiêu hóa như đầy hơi, buồn nôn và tiêu chảy có thể xảy ra.

Khi bạn đã loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống trong một thời gian, có thể thử riêng lòng đỏ và lòng trắng trứng để đánh giá phản ứng. Có thể tránh triệu chứng bất dung nạp bằng cách tuân theo chế độ ăn uống như bị dị ứng với trứng.

Đậu phộng (lạc)

Dù không bị dị ứng khi ăn đậu phộng, bạn vẫn có thể bất dung nạp, với các triệu chứng hô hấp hoặc tiêu hóa có thể xảy ra.

Thực phẩm cần loại bỏ: Đậu phộng, bơ đậu phộng, kẹo và đồ nướng có chứa đậu phộng.

Động vật có vỏ

Nếu không dung nạp thức ăn từ động vật có vỏ như sò, cua, tôm hùm, hàu, tôm thường, bạn có thể có các triệu chứng tiêu hóa. Tuy nhiên, bạn sẽ không bị sốc phản vệ như dị ứng với chúng.

Gluten

Một số bằng chứng cho thấy nhạy cảm với gluten có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích (tiêu chảy, táo bón và đầy hơi).

Một số loại ngũ cốc có gluten bao gồm: Lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen, lúa mỳ, bột ngũ cốc, lúa mì Kamut. Cần kiểm tra nhãn thực phẩm vì gluten có thể có trong bánh mì, mì ống, ngũ cốc, thanh ngũ cốc, bánh quy giòn hay trong đồ ngọt, đồ uống, gia vị, nước sốt và thịt chế biến.

Ngô

Nếu bất dung nạp ngô, bạn có thể không tiêu hóa được ngô hoặc bị rối loạn tiêu hóa khi ăn thực phẩm làm từ ngô. Các triệu chứng ruột kích thích như thay đổi vận động ruột, đau bụng và đầy hơi, cũng có thể xảy ra.

Thực phẩm cần loại bỏ: Ngô, ngô đóng hộp, bỏng ngô, siro ngô, bột làm bánh (cần đọc kỹ nhãn),...

Đậu nành

Nhiều người trưởng thành cho rằng các triệu chứng ruột kích thích của họ là do ăn các sản phẩm làm từ đậu nành.

Các thực phẩm cần tránh: Đậu phụ, đậu nành Nhật, xì dầu, sốt Teriyaki, miso, tamari, đậu nành lên men chiên Indonesia, protein thực vật được lấy từ đậu nành. Cần đọc kỹ nhãn thực phẩm, nhiều thanh protein, món ăn vặt, mì ống, ngũ cốc và các sản phẩm thay thế thịt được làm bằng đậu nành (như protein đậu nành).

Thịt bò, thịt lợn

Nếu không dung nạp một số loại thịt, bạn có thể bị khó tiêu, buồn nôn, đầy bụng. Hãy thử tìm những nguồn thịt mà động vật được nuôi trên đồng cỏ, chú ý đến cách chúng được nuôi dưỡng, cho ăn.

Cà phê

Những người bất dung nạp cà phê thường bị rối loạn tiêu hóa. Nên bỏ cà phê từ từ để ngừa triệu chứng cai nghiện caffein nếu định gạch tên cà phê và đồ uống cà phê như latte, mocha.

Thực phẩm giàu FODMAP

FODMAP là loại carbohydrate có thể lên men, thẩm thấu và hấp thụ kém. Một số người không thể dung nạp thực phẩm này, gây ra triệu chứng tiêu hóa.

Phụ gia thực phẩm

Một số người không dung nạp một số thành phần trong thực phẩm hơn là bản thân thực phẩm đó. Các chất không dung nạp phụ gia thực phẩm phổ biến nhất là màu thực phẩm, natri benzoate, sulfite./.

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.