10 thảm kịch sập cầu kinh hoàng nhất 100 năm qua

(Baonghean.vn) - Vụ sập cầu vượt tại Kolkata, Ấn Độ hôm 31/3 khiến hàng chục người thiệt mạng và nhiều người khác vẫn đang mất tích. Vụ việc là một trong số những thảm kịch sập cầu tồi tệ nhất từng xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới trong 100 năm qua. 

Ngày 11/9/1916: Cầu Quebec, Canada  Do lỗi thiết kế dẫn đến trọng lượng thực tế của cây cầu lớn hơn tải trọng, khiến cây cầu này bị sập lần thứ 2 (lần thứ nhất vào năm 1907).  Thương vong: 95 người chết trong cả 2 thảm kịch trên.  Ảnh: CORBIS.
Ngày 11/9/1916: Cầu Quebec, Canada
Do lỗi thiết kế dẫn đến trọng lượng thực tế của cây cầu lớn hơn tải trọng, khiến cây cầu này bị sập lần thứ 2 (lần thứ nhất vào năm 1907).
Thương vong: 95 người chết trong cả 2 thảm kịch trên.
Ảnh: CORBIS.
Ngày 15/12/1967: Cầu Silver nối Point Pleasant, W. Va. và Kanauga, Ohio, Mỹ.  Sau 39 năm chịu lưu lượng giao thông ngày một đông, vết rạn gãy vì sức ép lớn xuất hiện ở mấu nối gần phía chân cầu treo này ở Ohio.  Thương vong: 46 người chết.  Ảnh: AP.
Ngày 15/12/1967: Cầu Silver nối Point Pleasant, W. Va. và Kanauga, Ohio, Mỹ
Sau 39 năm chịu lưu lượng giao thông ngày một đông, vết rạn gãy vì sức ép lớn xuất hiện ở mấu nối gần phía chân cầu treo này ở Ohio.
Thương vong: 46 người chết.
Ảnh: AP.
Ngày 17/7/1981: Cầu đường bộ trên không Hyatt Regency, thành phố Kansas.  2 nhịp cầu treo dành cho người đi bộ vào thời điểm xảy ra vụ việc đông nghẹt người, rất nhiều trong số này đang nhảy nhót. Các kiến trúc sư đưa ra giả thuyết cây cầu bị sập khi nhiều người cùng nhảy và gây rung lắc, là một phần nguyên nhân làm hỏng kết cấu của cầu, bên cạnh nguyên do là trọng lượng của đám đông.  Thương vong: 114 người chết.  Ảnh: AP.
Ngày 17/7/1981: Cầu đường bộ trên không Hyatt Regency, thành phố Kansas
2 nhịp cầu treo dành cho người đi bộ vào thời điểm xảy ra vụ việc đông nghẹt người, rất nhiều trong số này đang nhảy nhót. Các kiến trúc sư đưa ra giả thuyết cây cầu bị sập khi nhiều người cùng nhảy và gây rung lắc, là một phần nguyên nhân làm hỏng kết cấu của cầu, bên cạnh nguyên do là trọng lượng của đám đông.
Thương vong: 114 người chết.
Ảnh: AP.
Ngày 28/6/1983: Cầu Mianus, Greenwich, Connecticut, Mỹ.  Đoạn cầu dài hơn 30 m của cây cầu cao tốc ở bang Connecticut sập xuống sau khi một trong các chốt dùng trong kết cấu cầu bị gãy.  Thương vong: 3 người chết.  Ảnh: GETTY.
Ngày 28/6/1983: Cầu Mianus, Greenwich, Connecticut, Mỹ
Đoạn cầu dài hơn 30 m của cây cầu cao tốc ở bang Connecticut sập xuống sau khi một trong các chốt dùng trong kết cấu cầu bị gãy.
Thương vong: 3 người chết.
Ảnh: GETTY.
Ngày 21/10/1994: Cầu Songsu, Seoul, Hàn Quốc  Phần giữa cầu bị gãy ngay vào giờ cao điểm buổi sáng và rơi xuống sông Hàn. Người ta xác định rằng vụ sập cầu là do lỗi bảo trì kết hợp với lỗi thiết kế và xây dựng cầu.  Thương vong: 31 người chết.  Ảnh: AP.
Ngày 21/10/1994: Cầu Songsu, Seoul, Hàn Quốc
Phần giữa cầu bị gãy ngay vào giờ cao điểm buổi sáng và rơi xuống sông Hàn. Người ta xác định rằng vụ sập cầu là do lỗi bảo trì kết hợp với lỗi thiết kế và xây dựng cầu.
Thương vong: 31 người chết.
Ảnh: AP.
Ngày 4/1/1999: Cầu Rainbow, Kỳ Giang, Trung Quốc.  Các cuộc điều tra vụ sập cầu cho thấy phần thép sử dụng trong khi xây dựng có chất lượng thấp và vụ tai nạn là do sự lơ là trách nhiệm của một số viên chức nhà nước, và 1 kẻ trong số này đã bị tuyên án tử hình.  Thương vong: 49 người chết.  Ảnh: XINHUA/AP.
Ngày 4/1/1999: Cầu Rainbow, Kỳ Giang, Trung Quốc
Các cuộc điều tra vụ sập cầu cho thấy phần thép sử dụng trong khi xây dựng có chất lượng thấp và vụ tai nạn là do sự lơ là trách nhiệm của một số viên chức nhà nước, và 1 kẻ trong số này đã bị tuyên án tử hình.
Thương vong: 49 người chết.
Ảnh: XINHUA/AP.
Ngày 4/1/2001: Cầu Hintze-Ribeiro, Bồ Đào Nha.  Trong khi nguyên nhân của vụ sập cầu vẫn chưa được xác định, một thẩm phán Bồ Đào Nha đã bác bỏ vụ kiện Viện giao thông đường thủy trên sông Douro và các kỹ thuật viên chịu trách nhiệm lên kế hoạch về tính an toàn của cầu.  Thương vong: 59 người chết.  Ảnh: AP.
Ngày 4/1/2001: Cầu Hintze-Ribeiro, Bồ Đào Nha
Trong khi nguyên nhân của vụ sập cầu vẫn chưa được xác định, một thẩm phán Bồ Đào Nha đã bác bỏ vụ kiện Viện giao thông đường thủy trên sông Douro và các kỹ thuật viên chịu trách nhiệm lên kế hoạch về tính an toàn của cầu.
Thương vong: 59 người chết.
Ảnh: AP.
Ngày 28/8/2003: Daman, Ấn Độ  Cảnh sát đã phải áp đặt lệnh giới nghiêm sau vụ sập cầu, do người dân thị trấn quá đau lòng đã tấn công các tòa nhà chính quyền trong cuộc biểu tình, cho rằng giới chức đã quên cảnh báo về tình trạng của cây cầu này.  Thương vong: 25 người chết.  Ảnh: AFP/GETTY.
Ngày 28/8/2003: Daman, Ấn Độ
Cảnh sát đã phải áp đặt lệnh giới nghiêm sau vụ sập cầu, do người dân thị trấn quá đau lòng đã tấn công các tòa nhà chính quyền trong cuộc biểu tình, cho rằng giới chức đã quên cảnh báo về tình trạng của cây cầu này.
Thương vong: 25 người chết.
Ảnh: AFP/GETTY.
Ngày 7/11/2005: Cầu đường bố tại Almuñecar, Granada, Tây Ban Nha.  Một đoạn cầu dài gần 55 m của cây cầu đang xây dựng dở dang đã đổ sập và rơi từ độ cao hơn 73 m xuống đường bộ chạy ven biển Địa Trung Hải của Tây Ban Nha.  Thương vong: 6 người chết.  Ảnh: AP.
Ngày 7/11/2005: Cầu đường bố tại Almuñecar, Granada, Tây Ban Nha
Một đoạn cầu dài gần 55 m của cây cầu đang xây dựng dở dang đã đổ sập và rơi từ độ cao hơn 73 m xuống đường bộ chạy ven biển Địa Trung Hải của Tây Ban Nha.
Thương vong: 6 người chết.
Ảnh: AP.
Ngày 2/12/2006: Cầu tại Bihar, Ấn Độ  Một cây cầu được xây dựng và sử dụng suốt 150 năm bị sập và rơi xuống đoàn tàu gần sân ga Bhagalpur.  Thương vong: 33 người chết.  Ảnh: AFP/GETTY.
Ngày 2/12/2006: Cầu tại Bihar, Ấn Độ
Một cây cầu được xây dựng và sử dụng suốt 150 năm bị sập và rơi xuống đoàn tàu gần sân ga Bhagalpur.
Thương vong: 33 người chết.
Ảnh: AFP/GETTY.
Ngày 31/3/2016: Cầu vượt bắc qua Girish Park, Kolkata, Ấn Độ.  Khoảng 100 m cầu vượt, bắc qua Girish Park - khu dân cư đông đúc, nổi tiếng với các chợ bán buôn tại Kolkata - đã sập vào giữa trưa 31/3. Xe cộ, người đi bộ đang di chuyển bên dưới bị cả đoạn cầu đè sập và còn nhiều người vẫn đang mất tích.  Thương vong: 24 người chết (tính đến trưa 1/4)
Ngày 31/3/2016: Cầu vượt bắc qua Girish Park, Kolkata, Ấn Độ
Khoảng 100 m cầu vượt, bắc qua Girish Park - khu dân cư đông đúc, nổi tiếng với các chợ bán buôn tại Kolkata - đã sập vào giữa trưa 31/3. Xe cộ, người đi bộ đang di chuyển bên dưới bị cả đoạn cầu đè sập và còn nhiều người vẫn đang mất tích.
Thương vong: 24 người chết (tính đến trưa 1/4).
Ảnh: CNN.

Phú Bình

(Theo TIME)

tin mới

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.