37 chuyến bay không thể hạ cánh, sân bay Hong Kong hỗn loạn vì bão

Từ 7g - 14h ngày hôm nay, tổng cộng có 37 chuyến bay hạ cánh “hụt” ở Sân bay quốc tế Hong Kong trong điều kiện thời tiết xấu. 

37 chuyến bay không thể hạ cánh, sân bay Hong Kong hỗn loạn vì bão
Một chuyến bay bị kẹt trên đường băng ở sân bay quốc tế Hong Kong sáng 27-8 - Ảnh chụp màn hình

Cơn bão Pakhar là nguyên nhân khiến hoạt động tại sân bay Hong Kong hỗn loạn trong ngày hôm nay 27/8. 

Theo Flightradar24 - trang chuyên theo dõi các chuyến bay thương mại, một số máy bay phải cố gắng 2-3 lần mới hạ cánh thành công xuống đường băng tại Sân bay Hong Kong trong trong khi đây lại là một sân bay nguy hiểm đối với các phi công.

Gió mạnh tác động trực tiếp lên máy bay khiến mọi hoạt động hạ cánh, cất cánh đều không an toàn. Báo South China Morning Post đưa tin một số phi công phải chuyển hướng sang các sân bay khác trong khu vực.

Các sân bay Hạ Môn (Trung Quốc), Cao Hùng (Đài Loan), Hải Khẩu (Trung Quốc), Manila (Philippines) và Bangkok (Thái Lan) phải tiếp nhận một số lượng lớn chuyến bay từ Hong Kong.

Một trong các máy bay bị ảnh hưởng là chiếc Cathay Pacific số hiệu 238 từ London (Anh). Phi công đã cố hạ cánh đến ba lần nhưng đều thất bại trước khi phải chuyển hướng đến Cao Hùng.

Chuyến CX616 từ Bangkok cũng không may mắn, sau một lần thử đáp thất bại nó phải quay đầu ngược về Thái Lan.

Các hành khách lên mạng xã hội Twitter để trút nỗi bực dọc, một người thậm chí mắng thẳng hãng Cathay của Hong Kong vì dời chuyến bay của anh đến ngày thứ Ba 29/8.

Cơ quan quản lý sân bay Hong Kong xác nhận khoảng 30 chuyến bay phải chuyển hướng đi nơi khác. Ít nhất có 300 chuyến bay bị hủy hoặc hoãn vì bão, trong khi 50 chuyến khác bị kẹt trên đường băng.

Pakhar là cơn bão lớn thứ hai liên tiếp trong một tuần đổ bộ khu vực này. Đài quan sát khí tượng Hong Kong sáng 27/8 đưa ra cảnh báo T8 khi bão Pakhar bắt đầu đổ bộ mang theo mưa lớn, đến 13g40 thì giảm xuống còn T3.

Trong điều kiện thời tiết xấu còn tiếp tục, hoạt động tại Sân bay Hong Kong sẽ tiếp tục gián đoạn. Trưa 27/8, tất cả các hãng hàng không tại đây đã đóng cửa quầy làm thủ tục.

Hôm đầu tuần, hơn 450 chuyến bay ở Hong Kong bị hủy vì bão Hato. Đặc khu Macau bên cạnh còn thiệt hại nhiều hơn với 10 người chết và ít nhất 244 người bị thương.

Theo tuoitre.vn

tin mới

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.