7 điều đầu tiên thay đổi trong lịch sử bầu cử Tổng thống Mỹ

Theo Kiều Anh (vov.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Dưới đây là 7 điều đầu tiên trong lịch sử bầu cử Tổng thống Mỹ, đánh dấu cho những thay đổi của quốc gia này.

Lịch sử bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có nhiều "điều đầu tiên". Tổng thống đầu tiên là Georgie Washington, Tổng thống đầu tiên qua đời khi đang tại nhiệm là William Henry Harrison. Tổng thống đầu tiên đắc cử 2 nhiệm kỳ không liên tiếp là Grover Cleveland. Theo đó, ông Cleveland đắc cử năm 1884, thua trong cuộc bầu cử năm 1888 và sau đó lại đắc cử trong cuộc bầu cử năm 1892, tức là ông là Tổng thống thứ 22 và 24 của Mỹ.

Tuy nhiên, ngoài những điều trên, lịch sử bầu cử Tổng thống nước Mỹ còn chứng kiến những "điều đầu tiên khác", đánh dấu sự thay đổi của quốc gia này.

Người phụ nữ đầu tiên nhận đề cử Tổng thống

Người phụ nữ đầu tiên tranh cử Tổng thống là bà Victoria Woodhull, ứng cử viên đảng Quyền Bình đẳng năm 1872. Đảng này đã đề cử ông Frederick Douglass là liên danh tranh cử với bà Woodhulls, người mà về lý thuyết có thể trở thành Phó Tổng thống gốc Phi đầu tiên nếu bà Woodhulls thắng cử.

7 điều đầu tiên thay đổi trong lịch sử bầu cử Tổng thống Mỹ ảnh 1

Bà Victoria Claflin Woodhull năm 1872. Ảnh: Getty

Tuy nhiên, ông Douglass đã không chấp nhận đề cử trên và có những bài phát biểu ủng hộ Tổng thống đương nhiệm đảng Cộng hòa Ulysses S.Grant, người đã thắng cử sau đó.

Người Mỹ gốc Phi đầu tiên nhận đề cử Tổng thống

Người Mỹ gốc Phi đầu tiên chấp nhận đề cử Tổng thống là George Edwin Taylor năm 1904. Ông Taylor, con trai của một người đàn ông từng bị bắt làm nô lệ, là một nhà báo và một chính trị gia, người từng là đại biểu dự khuyết tại Đại hội toàn quốc đảng Cộng hòa năm 1892.

7 điều đầu tiên thay đổi trong lịch sử bầu cử Tổng thống Mỹ ảnh 2
Ông George Edwin Taylor năm 1904. Ảnh: Đại học Bắc Florida

Năm 1904, ông Taylor được đề cử là ứng viên ra tranh cử Tổng thống tại Đại hội của đảng Tự do Quốc gia.

Tổng thống đầu tiên là người Công giáo

Khi thượng nghị sĩ Công giáo John F.Kenedy ra tranh cử trong các cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ, các lãnh đạo đảng này tỏ thái độ hoài nghi về khả năng chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử toàn quốc. Nhiều người lúc bấy giờ cho rằng, những người Công giáo có "lòng trung thành kép" với Vatican và nước Mỹ, do đó, nếu đắc cử, một Tổng thống là người Công giáo sẽ nghe theo các mệnh lệnh của Giáo hoàng.

7 điều đầu tiên thay đổi trong lịch sử bầu cử Tổng thống Mỹ ảnh 3

Ông John F.Kenedy trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên là người Công giáo. Ảnh: Getty

Tuy nhiên, sau khi chiến thắng ở Tây Virginia trong các cuộc bầu cử sơ bộ, các lãnh đạo của đảng Dân chủ ngày càng có niềm tin hơn vào ông Kenedy. Cuối cùng, thượng nghị sĩ Kenedy đã giành được đề cử của đảng này và sau đó trở thành Tổng thống.

Người phụ nữ gốc Phi đầu tiên nỗ lực giành đề cử của đảng Dân chủ

Vào năm ông Nixon trở thành Tổng thống nhiệm kỳ đầu tiên, bà Shirley Chisholm đã trở thành người phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên giành được ghế tại Hạ viện. 4 năm sau, đại diện bang New York bước vào cuộc bầu cử chọn ứng viên tranh cử Tổng thống của đảng Dân chủ, việc khiến bà trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên và người phụ nữ đầu tiên thực hiện điều này.

7 điều đầu tiên thay đổi trong lịch sử bầu cử Tổng thống Mỹ ảnh 4

Bà Shirley Chisholm năm 1972. Ảnh: Getty

Bà Chisholm thua đề cử trước Thượng nghị sĩ George McGovern, người sau đó đã thất bại khi bị ông Nixon dẫn trước cách biệt. Mặc dù bà Chisholm biết bà sẽ không chiến thắng nhưng bà cũng hiểu rằng, chiến dịch tranh cử tổng thống tiên phong của bà sẽ mở cánh cửa cơ hội cho những người Mỹ gốc Phi và những người phụ nữ ra tranh cử trong tương lai.

Tổng thống Mỹ gốc Phi đầu tiên

Người Mỹ gốc Phi đầu tiên giành được đề cử Tổng thống từ một đảng lớn và cũng là người Mỹ gốc Phi đầu tiên trở thành Tổng thống chính là ông Barack Obama.

7 điều đầu tiên thay đổi trong lịch sử bầu cử Tổng thống Mỹ ảnh 5
Tổng thống gốc Phi đầu tiên Barack Obama. Ảnh: Reuters

Là một ứng viên đảng Dân chủ, ông Obama đã đánh bại các đối thủ da trắng trong cả cuộc bầu cử năm 2008 và năm 2012, làm việc 2 nhiệm kỳ với vai trò là Tổng thống thứ 44 của nước Mỹ. Vị trí ứng viên đảng Dân chủ và Tổng thống nước Mỹ của ông Obama được đánh giá là một dấu mốc lịch sử của quốc gia này.

Người phụ nữ đầu tiên nhận đề cử từ một đảng lớn

Năm 2016, bà Hillary Clinton trở thành người phụ nữ đầu tiên nhận đề cử từ đảng Dân chủ. Cựu Đệ nhất phu nhân của Mỹ, Thượng nghị sĩ New York, đồng thời là Ngoại trưởng dưới thời Tổng thống Obama đã ra tranh cử trước ứng viên đảng Cộng hòa là tỷ phú Donald Trump.

Dù vậy, chiến dịch lịch sử của bà Clinton đã không thành công khi chiến thắng năm 2016 bất ngờ thuộc về ông Trump.

Người phụ nữ gốc Phi đầu tiên trở thành ứng viên Phó Tổng thống

Tháng 8/2020, trong Đại hội toàn quốc từ xa đầu tiên của đảng Dân chủ, bà Kamala Harris đã chấp nhận đề cử trở thành liên danh tranh cử với ông Joe Biden. Điều đó tức là nếu ông Biden trở thành Tổng thống, bà Harris sẽ trở thành Phó Tổng thống của Mỹ.

Bà Kamala Harris.
Bà Kamala Harris.

Có mẹ là người di cư từ Ấn Độ và cha là người di cư từ Jamaica, bà Harris cũng là người đầu tiên mang dòng máu châu Á hoặc châu Phi, trở thành ứng viên Phó Tổng thống của 1 trong 2 đảng lớn của Mỹ./.

tin mới

Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine

Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Báo Mỹ phân tích phản ứng bất ngờ của Chủ tịch Trung Quốc tại Pháp; Moskva sẽ đáp trả gay gắt hành động mới đây của Vương quốc Anh; Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine...

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nữ nghị sĩ Đảng Dân chủ Rashida Tlaib đã kêu gọi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và các quan chức cấp cao khác về hành động của nhà nước Do Thái ở Dải Gaza. Thông cáo báo chí của cô được Fox News trích dẫn.

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

(Baonghean.vn) - Odessa là mấu chốt của cuộc chiến Nga – Ukraine không chỉ vì nó nắm giữ chìa khóa dẫn đến Biển Đen, mà còn bởi vì cuộc chiến bản sắc giữa Nga và Ukraine – giữa một quá khứ đế quốc và một tương lai dân chủ. Liệu rằng, Odessa có sáp nhập vào Nga như dự đoán của giới quan sát?

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

(Baonghean.vn) - Tờ Die Welt (Đức) cho rằng, chính sách thận trọng của Thủ tướng Scholz gây ảnh hưởng tới tinh thần của người dân Ukraine. Những người lính nghĩa vụ của Ukraine hiện không muốn tiếp tục chiến đấu và hy sinh trong cuộc xung đột mà họ không thể thắng. 

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh bao gồm 97 điểm về mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tập trung vào các nhiệm vụ ưu tiên bao gồm bảo toàn dân số, phúc lợi của người dân, sự bền vững của nền kinh tế, và dẫn đầu về công nghệ.

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin cử hành tại Điện Kremlin vào ngày 7 tháng 5. Đây là lễ nhậm chức lần thứ 5 trong sự nghiệp chính trị của ông Putin; ông sẽ đảm trách chức vụ dân cử cao nhất trong 6 năm tới, cho đến năm 2030.

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

(Baonghean.vn) - Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp ngày 6/5, bà Ursula Von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh Brussels và Paris đang trông cậy vào Bắc Kinh “sử dụng mọi ảnh hưởng của mình đối với Nga” để ngăn chặn xung đột với Ukraine.

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 6/5 đã ra lệnh tiến hành một cuộc diễn tập nhanh về sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Quân khu Nam, giáp biên giới Ukraine. Phản ứng của Moskva được đưa ra sau những tuyên bố mang tính leo thang từ các đồng minh của Mỹ về xung đột Ukraine.

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.