Ấn Độ đối mặt với nguy cơ khủng hoảng nguồn nước trầm trọng

(Baonghean.vn) - Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đang phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng nguồn nước tồi tệ nhất từ trước đến nay, khi mực nước sông Hằng đang giảm ở mức kỷ lục.

Các kênh dẫn nước từ sông Hằng đến nhà máy điện khô cạn vì thiếu nước.
Các kênh dẫn nước từ sông Hằng đến nhà máy điện khô cạn vì thiếu nước.

Trung tuần tháng 3, 1 nhà máy thủy điện lớn bên bờ sông Hằng, Tây Bengal, Ấn Độ đã phải đóng cửa do mực nước ở kênh dẫn nước từ sông đến nhà máy tụt xuống dưới mức cho phép. Hơn 1.000 hộ gia đình ven sông rơi vào cảnh thiếu nước.

Nhà máy điện đóng góp 1/4 sản lượng điện ở Ấn Độ đã bị đóng cửa trong 10 ngày, điều chưa từng có trong vòng 30 năm nay. Ngay lập tức, chính quyền phải viện trợ hàng nghìn chai nước và thậm chí huy động xe cứu hỏa đến để người dân có nước sinh hoạt.

Tình trạng hạn hán kéo dài trong 2 năm liên tiếp; hiện tượng băng tan ở dãy Himalaya không xảy ra trong năm qua (vốn đóng góp 15% lượng nước sông Hằng) chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm nguồn nước đáng báo động ở Ấn Độ. Tình hình có vẻ như sẽ không khá hơn khi theo báo cáo khí hậu mới nhất từ Liên hợp quốc, lượng nước do băng tan ở Himalaya vào năm 2035 sẽ chỉ bằng 1/5 hiện nay.

Ngoài những nguyên nhân tự nhiên, con người “góp phần” làm mất đi nguồn nước ở Ấn Độ. Việc khai thác nước ngầm bừa bãi và làm ô nhiễm nước ngầm khiến nguồn nước thêm cạn kiệt. Bên cạnh đó, con sông Hằng dài 2.500 km cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng, đồng nghĩa với việc sức khỏe 1,3 tỷ người Ấn Độ bị đe dọa vì thiếu nguồn nước sạch.

3 tháng hè vừa qua ghi nhận lượng nước trong 91 hồ chứa nước ở Ấn Độ thấp nhất trong vòng 1 thập kỷ, hiện lượng nước chỉ còn 29% tổng lượng lưu trữ. Thiếu nước không chỉ khiến người dân ảnh hưởng sức khỏe mà còn là nguy cơ dẫn đến các xung đột.

Nhiều hòn đảo nhỏ nổi ra giữa lòng sông Hằng do mực nước sụt giảm mạnh.
Nhiều hòn đảo nhỏ nổi ra giữa lòng sông Hằng do mực nước sụt giảm mạnh.

Hàng nghìn người dân ở khu vực hạn hán Maharshtra hiện sống hoàn toàn phụ thuộc vào nước viện trợ. Chính quyền ở đây đã phải đặt lệnh cấm tụ họp 5 người trở lên xung quanh bể nước. Một số bang khác như Punjab thì xảy ra các cuộc tranh chấp dành quyền sở hữu nước sông.

Hiện nay chính phủ Ấn Độ vẫn đang rất nỗ lực trước nguy cơ khủng hoảng nguồn nước. Mới đây nhất là động thái yêu cầu các thành phố ngừng cung cấp nước cho các bể bơi để tập trung tiết kiệm cho nước sinh hoạt. Rõ ràng, tình trạng khan hiếm nước đang xảy ra ngày càng nhiều trên thế giới và bất cứ quốc gia nào cũng phải sẵn sàng đối mặt.

Thanh Hiền

(Theo BBC)

tin mới

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.