Bố mẹ mất khả năng lao động, cô trò nghèo gác lại ước mơ đại học

(Baonghean.vn) -Tin vui em Vi Thị Yến bản Thuận Lập, xã Châu Hạnh (Quỳ Châu) thi đậu vào Học viện Tòa án Hà Nội khiến cả bản nghèo như vỡ òa trong niềm hạnh phúc. Nhưng ai cũng ái ngại và lo lắng cho em khi biết mức học phí cao trong khi bố mẹ em mất khả năng lao động. Ước mơ giảng đường Đại học với Yến giờ đây đang dần xa.
Ngôi nhà cũ kỹ là nơi ở của 9 người trong gia đình Yến. Ảnh: Lương Nga
Ngôi nhà cũ kỹ là nơi ở của 9 người trong gia đình Yến. Ảnh: Lương Nga

Sinh ra trong một gia đình nghèo, đông con, hầu như các anh chị của Yến chỉ học hết lớp 9 là nghỉ, đi làm công nhân. Bố mẹ cũng khuyên Yến chỉ học xong THCS rồi nghỉ, nhưng Yến quyết tâm theo đuổi con đường học tập. Tốt nghiệp THCS, Yến đậu vào Trường THPT DTNT tỉnh.

Được học ở môi trường mới, bạn mới với bao điều thú vị, nhưng quan trọng nhất là gia đình không phải lo lắng chi phí học tập cho Yến. Em yên tâm đầu tư cho chuyện học hành. Nhưng giữa học kỳ lớp 10, tai họa ập xuống gia đình, mẹ em bị suy tim nặng và mang trong mình căn bệnh suy thận quái ác. Lúc này, Yến định tạm dừng việc học để kiếm tiền chữa bệnh cho mẹ. Nhưng sau bao lời khuyên, động viên của mẹ, Yến tiếp tục trở lại trường. Nghĩ đến mẹ, đến những người thân yêu của mình em lại dành trọn thời gian vào học để không phụ lòng bố mẹ.

Ước mong của Yến là có tiền nhập học. Sau đó sẽ làm thêm để trang trải chi phí học hành. Ảnh: Lương Nga
Ước mong của Yến là có tiền nhập học. Sau đó sẽ làm thêm để trang trải chi phí học hành. Ảnh: Lương Nga
Cuộc sống dường như muốn dồn em vào bước đường cùng khi mà bệnh não của bố nặng hơn và  hoàn toàn mất khả năng lao động. Cảnh nhà lúc này hết sức túng quẫn. Một mình anh trai 21 tuổi phải gánh vác tiền chữa bệnh cho bố mẹ, nuôi ông bà nội già yếu và người bác tật nguyền. Nhiều lúc, Yến chỉ muốn bỏ học, vào Nam làm thuê, kiếm tiền gửi về đỡ đần gia đình nhưng cũng chính trong em lúc này, hơn bao giờ hết em khao khát được học, học thật giỏi những mong sau này có việc làm ổn định, thoát khỏi cái đói, nghèo đeo bám. Em tự nhủ với lòng mình sẽ cố gắng học tập thật tốt để thực hiện được ước mơ ấp ủ bấy lâu nay, đó là đỗ vào Học viện Tòa án, trở thành một thẩm phán.

Sự cần cù, chịu khó của em đã được đền đáp, kết thúc kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018, với số điểm 23,75, em đỗ nguyện vọng 1 của Học viện Tòa án. Niềm vui chưa kịp nhen lên thì nỗi buồn, nỗi lo lại ập đến. Số tiền đóng học phí, tiền xe và tiền trang trải sinh hoạt lên đến hàng triệu trong khi cả nhà 8 miệng ăn, lại tiền thuốc thang cho bố mẹ chỉ dựa vào khoản tiền làm thuê chưa đến 100.000 đồng của anh trai và vài sào ruộng nước.

Chị Vi Thị Miết - mẹ Yến nghẹn ngào: “Nhà tôi hoàn cảnh quá. Bố mẹ không còn khả năng lao động, anh nó lo cho 8 miệng ăn đã khó nói chi đến chuyện xoay xở cho nó đi học. Chỉ mong con được những người hảo tâm giúp đỡ, để nó thực hiện được ước mơ của mình”. Yến tâm sự trong nước mắt: “Ngày nhập học sắp đến nhưng gia đình em xoay đâu ra cả mấy triệu đồng. Trước mắt, chỉ cần có tiền nhập học, rồi sau đó, em sẽ làm thêm để trang trải chi phí 4 năm ăn học”.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về bà Vi Thị Miết (mẹ ruột em Yến) ở bản Thuận Lập, xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.

Hoặc: Phòng Phát hành và hoạt động xã hội - Báo Nghệ An, số 3, Đại lộ Lê Nin, phường Hưng Phúc - TP. Vinh - Nghệ An. Điện thoại liên hệ: (023)83.588.138; (023)88.600.006

tin mới

Bản đồ

Hướng về các ngày lễ lớn của dân tộc, thế hệ trẻ gửi nhiều thông điệp về tình yêu đất nước

(Baonghean.vn) - Những ngày tháng Tư lịch sử, đất nước hướng về các ngày lễ trọng đại: Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, những hình ảnh hào hùng đó một lần nữa lại được thế hệ trẻ tái hiện với nhiều thông điệp ý nghĩa.

Thư viện

Để sách trở thành người bạn của học trò

(Baonghean.vn) - Internet phát triển, điện thoại di động, mạng xã hội và rất nhiều mối quan tâm khác khiến giới trẻ ngày nay không còn nhiều người mặn mà với sách. Chính vì thế, gây dựng và phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường là điều hết sức cần thiết, dù với ở độ tuổi nào.

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.