“Bữa trưa không rượu”

(Baonghean) - Do yêu cầu công việc nên tôi có nhiều dịp đi cơ sở, thường được mời dự bữa cơm thân mật với tình cảm hết sức chân tình. Nhưng cứ mỗi khi ngồi vào mâm cơm, dù trưa hay tối, chén rượu luôn là lời mở đầu giống như “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Lắm lúc, ăn xong bữa cơm đầu óc cứ lâng lâng không còn tỉnh táo. Nhiều lần như vậy làm cho tôi luôn có cảm giác sợ dự cơm khách phải uống rượu nên thường tìm cách từ chối. Nhưng khổ nỗi từ chối nhiều lại sợ cán bộ cơ sở chạnh lòng, cho rằng mình không tôn trọng họ.

Vừa rồi, tôi có dịp đi công tác ở huyện Anh Sơn, về cơ sở lại được mời cơm trưa. Công việc được giao làm chưa đến đầu đến đũa nên khi nhận lời mời, thú thực trong lòng tôi áy náy không yên. Tôi đoán chắc rằng ăn cơm trưa kiểu gì cũng phải  uống rượu, rồi lại cái cảnh chúc nhau “lượt đi lượt về” đến là khổ. Nhưng khi ngồi vào mâm cơm, tôi ngạc nhiên không thấy một chai rượu nào. Đồng chí cán bộ chủ trì có lời thông cảm: “Sau khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, huyện Anh Sơn chúng tôi có quy định: cán bộ, công chức không được uống rượu vào buổi trưa để đảm bảo tỉnh táo trong giờ làm việc buổi chiều. Vì vậy, mong các đồng chí thông cảm dùng bữa cơm trưa đạm bạc với mấy món đặc sản cây nhà lá vườn”.

Nghe xong tôi thở phào nhẹ nhõm. Một bữa cơm trưa không rượu, không có những tiếng “dzô…” đồng thanh với những ly rượu “đồng khởi”, nhưng giữa chủ và khách vẫn tình cảm, vui vẻ. Xong bữa cơm, chúng tôi chia tay nhau để chuẩn bị cho công việc buổi chiều. Trên đường đi về một xã khác, xoay quanh chuyện “cơm trưa không rượu”, đồng nghiệp của tôi hỏi một cán bộ huyện đi cùng: “Quy định như vậy nhưng cán bộ vẫn vào phòng lạnh đóng cửa ăn cơm, uống rượu thì ai mà biết được?”. Đồng chí cán bộ huyện thẳng thắn: “Mình có thể lách được quy định của cơ quan nhưng không thể qua được con mắt của nhân dân. Quy định của huyện được phổ biến rộng rãi trong nhân dân, mình mà làm trái nhân dân nhìn vào sẽ mất lòng tin. Vả lại, buổi trưa không uống rượu thì giờ làm việc buổi chiều đầu óc tỉnh táo, làm việc hiệu quả hơn”.

Một cán bộ của một huyện vùng cao có lần tâm sự với chúng tôi: “Nhờ quy định bữa trưa không uống rượu nên chúng tôi khỏe ra rất nhiều. Trước đây, có ngày tiếp 3 đến 4 đoàn khách, đoàn nào cũng phải uống rượu chúc nhau thật nhiệt tình. Nhiều bữa tiếp khách xong về nằm mê mệt, buổi chiều không làm việc được, có bữa phải đi chuyền dịch”.

Thiết nghĩ, đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, quy định không được uống rượu vào buổi trưa và trước giờ làm việc cần được khuyến khích, nhân rộng. Có như vậy mới nâng cao hiệu quả công việc, phục vụ nhân dân tốt hơn. Muốn thực hiện được điều này, ngoài quy định cụ thể của từng cơ quan, mỗi cán bộ, công chức, viên chức cần gương mẫu thực hiện nếp sống không uống rượu bia. Phải chấm dứt lối suy nghĩ: “Quý mến nhau thì phải mời nhau chén rượu đầy”.

PHƯỚC ANH

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.