Chữa đau xương khớp từ mã tiền, nghệ

 Trong Đông y, có một số thảo dược được dùng để chữa trị các trường hợp chấn thương do bị trúng đòn, té ngã, trật khớp, bong gân, tay chân đau nhức.

Hạt mã tiền

Cây mã tiền còn gọi là củ chi, thuộc họ mã tiền (Loganiaceae), cây gỗ cao 10 - 12m, có khi tới 25m, phân nhánh trên 7m. Theo Đông y, mã tiền có vị đắng, tính hàn, rất độc. Tác dụng thông lạc, chỉ thống, tán kết, tiêu thũng. Thường dùng để chữa thấp khớp, nhức mỏi tay chân, đau dây thần kinh, bại liệt, nhược cơ, suy nhược thần kinh, đái dầm, làm tiêu khí huyết tích tụ trong vùng bụng.

Mã tiền là vị thuốc độc (bảng A) nên không được tự ý sử dụng khi chưa được bào chế cẩn thận. Người lớn mỗi lần uống 0,05g hạt mã tiền chế, ngày 1 - 3 lần dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Trẻ em dưới 2 tuổi không dùng được. Trẻ 3 tuổi trở lên dùng 0,005g cho 1 tuổi. Những người có bệnh di tinh, mất ngủ không nên dùng mã tiền. Người ta còn chế rượu thuốc có mã tiền để xoa bóp, chế thuốc tiêm strychnin tinh khiết.

Quả cây mã tiền.
                                                           Quả cây mã tiền.


Nghệ dùng cả thân củ

Nghệ là một gia vị quen thuộc với mọi gia đình. Trong y học, nghệ thường được dùng để chữa viêm loét dạ dày, bôi lên các vết thương, mụn nhọt để làm lành miệng, lên da non và không để lại các vết sẹo, do đó nghệ còn được gọi là vị thuốc hàn gắn vết thương.

Theo y học cổ truyền, có 2 vị thuốc lấy từ cây nghệ là thân rễ (khương hoàng) và rễ củ (uất kim). Khương hoàng có vị cay đắng, tính ôn, vào 2 kinh can và tỳ có tác dụng phá huyết ứ, tiêu ung nhọt, cầm máu, sinh da non, điều hoà kinh nguyệt, trừ các chứng đau nhức tay chân. Uất kim có tính hàn, tác dụng thông khí hành huyết, khai uất khí, thường dùng chữa vàng da, đau tim, thổ huyết, chảy máu cam.

Khi bị chấn thương do tập luyện, té ngã, trúng đòn gây ứ huyết hoặc chảy máu, dùng củ nghệ tươi gọt vỏ, giã nát vắt nước cốt (12g), uống một lần trong ngày. Nếu có tích huyết thành khối trong bụng gây đau bụng, dùng củ nghệ, huyết giác, trần bì, vỏ vối, cam thảo nam, đều 12g, sắc uống ngày 2 lần sáng chiều vào lúc đói bụng.

                                                                                      Theo Alobacsi.vn

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.