Có nên ủng hộ trường đại học tuyển sinh bằng tổ hợp “lạ”?

Theo Bích Lan (vov.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Bên cạnh ý kiến phản đối một số trường ĐH tuyển sinh tổ hợp không đúng ngành đào tạo thì cũng có ý kiến ủng hộ và đề xuất giải pháp.

Mới đây, một số trường đại học (ĐH) bất ngờ thông báo tuyển sinh ngành kỹ thuật, khoa học tự nhiên, y học sử dụng tổ hợp khối C (Văn - Sử - Địa), để xét tuyển bên cạnh khối A, B truyền thống. Ngược lại ngành Văn học, có trường thông báo tuyển sinh thêm học sinh khối A.

Việc thông báo tuyển sinh như thế này đã khiến nhiều người bất ngờ, băn khoăn về chất lượng đào tạo của các trường.

Có nên ủng hộ trường đại học tuyển sinh bằng tổ hợp “lạ”? ảnh 1
Đại học Công nghệ Đồng Nai tuyển sinh khối C ngành Công nghệ Thông tin, Kế toán, Tài chính Ngân hàng. Ảnh: Zing

Tuyển tổ hợp "lạ" là hạ thương hiệu của trường

PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Thủy lợi cho rằng, cách tuyển này không phù hợp. Khối kỹ thuật, nhất là Công nghệ kỹ thuật xây dựng, điện, điện tử, công nghệ thông tin... đòi hỏi người học phải có nền tảng kiến thức Toán, thậm chí Vật lý phải vững chắc. Các em thi khối C, nếu học môn Toán tốt thì không sao nhưng nếu yếu sẽ rất khó theo học ngành kỹ thuật ở bậc ĐH.

Theo PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh, dù được tuyển đầu vào bằng khối A nhưng 1% sinh viên các ngành kỹ thuật của trường hàng năm vẫn bị cảnh báo học vụ vì không đáp ứng được yêu cầu học tập. Trường ĐH có sử dụng tổ hợp Văn - Sử - Địa để xét tuyển ngành kỹ thuật sẽ khó tuyển sinh vì ít thí sinh khối C tự tin đăng ký.

Còn theo PGS.TS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa Hà Nội, trường ĐH nào tự đưa ra mức điểm chuẩn thấp hoặc thông báo tuyển tổ hợp lạ trái với ngành đào tạo thì cũng có nghĩa là hạ thấp thương hiệu của trường, ngành đào tạo của mình.

Nên ủng hộ nhưng có sự kiểm soát

Bên cạnh những ý kiến phản đối vì cho rằng những trường tuyển sinh tổ hợp không đúng chuyên ngành là “vơ bèo vạt tép”, cố tuyển sinh bằng mọi giá mà không chú trọng đến chất lượng đào tạo, quyền lợi của thí sinh thì cũng có nhà giáo bày tỏ ủng hộ cách thức tuyển sinh tổ hợp khác lạ với ngành.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM cho biết, Bộ GD-ĐT đã cho phép nhiều trường ĐH được tự chủ tuyển sinh. Năm nay, Bộ cũng bỏ quy định về điểm sàn trong xét tuyển vào các trường ĐH.

Ở nhiều nước trên thế giới, học sinh tốt nghiệp THPT là có thể được xét tuyển vào các trường ĐH. Tuy nhiên, các trường ĐH quan tâm siết chặt việc cho sinh viên tốt nghiệp. Việc làm này cũng là để quản lý đào tạo sinh viên chất lượng hơn, đáp ứng yêu cầu xã hội.

Thí sinh cần cân nhắc kỹ chọn tổ hợp, ngành nghề khi đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Ảnh minh họa
Thí sinh cần cân nhắc kỹ chọn tổ hợp, ngành nghề khi đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Ảnh minh họa
Ví dụ như kỳ thi SAT của Mỹ để chọn lựa học sinh vào trường ĐH bao gồm tất cả các câu hỏi kiểm tra kiến thức khoa học tự nhiên, xã hội đến ngoại ngữ. Nếu ai đạt đủ điểm theo yêu cầu của từng trường ĐH thì sẽ được vào học. Trong quá trình học, nếu sinh viên nào không theo kịp được chương trình nhà trường đề ra thì sẽ bị “đào thải”.

Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, từ trước đến nay, nhiều người vẫn có lối nghĩ là tuyển sinh vào ĐH nên theo các tổ hợp truyền thống khối A, B, C, D. Nếu bây giờ, có một số trường đưa ra ý tưởng mới là tuyển sinh theo tổ hợp môn thi có thể khác với ngành học thì chúng ta nên ủng hộ.

 Kỳ thi THPT quốc gia 2017 - 2018, cả nước có gần 860.000 thí sinh đăng ký dự thi. Ảnh minh họa
Kỳ thi THPT quốc gia 2017 - 2018, cả nước có gần 860.000 thí sinh đăng ký dự thi. Ảnh minh họa

Sở dĩ, không nên phản bác lại đề xuất của một số trường vì thực tế đã chứng minh, sinh viên ở nhiều nước trên thế giới khi vào ĐH có cần phải xét tuyển theo từng tổ hợp truyền thống như ở Việt Nam nhưng khi tốt nghiệp, họ vẫn có trình độ, kỹ năng đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và xã hội. Đó là các em học tập hoàn toàn chủ động, có tính sáng tạo, được trang bị kiến thức, kỹ năng giải quyết vấn đề, làm việc theo nhóm.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho rằng, có thể những trường thông báo tuyển sinh tổ hợp môn lạ, khác với khối ngành đào tạo vì đang gặp khó khăn khi có ít sinh viên. Tuy nhiên, học sinh hiện nay đủ sáng suốt lựa chọn môn thi, trường học, ngành nghề để khi tốt nghiệp có thể xin được việc làm với mức lương mong đợi. Vì vậy, số lượng thí sinh chọn những tổ hợp môn không phù hợp với ngành đào tạo ở trường ĐH chắc chắn không nhiều.

Còn việc các trường có tuyển sinh tổ hợp môn thi khác ngành đào tạo như là cách thu hút sinh viên theo học bằng mọi giá thì cũng khó có thể tồn tại lâu dài. Điều quan trọng của một trường có thu hút được sinh viên học tập hay không chính là uy tín, chất lượng đào tạo.

Bày tỏ quan điểm về vấn đề trên, PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Kinh tế Quốc dân, theo quy chế thì việc lựa chọn tổ hợp xét tuyển là quyền tự chủ của các trường nên cũng cần phân biệt "khối A,B,C" theo cách hiểu cũ với "Tổ hợp" theo quy định hiện nay.

Nếu tổ hợp C có môn Toán, ví dụ: C03 (Toán, Ngữ văn, Lịch sử), C04 (Toán, Văn, Địa lý)... thì việc lựa chọn các tổ hợp này cũng có thể chấp nhận được với một số chuyên ngành có truyền thống tuyển sinh khối A hoặc C trước đây.

Việc một số trường thông báo tuyển sinh tổ hợp "lạ" khác với ngành đào tạo, Bộ GD - ĐT đã có ý kiến sẽ kiểm tra và yêu cầu giải trình. Đây là một việc làm cần thiết để thí sinh cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn lựa tổ hợp, ngành nghề đào tạo phù hợp với năng lực của bản thân cũng như hạn chế các trường cố tuyển sinh bằng mọi giá./.

tin mới

Thư viện

Để sách trở thành người bạn của học trò

(Baonghean.vn) - Internet phát triển, điện thoại di động, mạng xã hội và rất nhiều mối quan tâm khác khiến giới trẻ ngày nay không còn nhiều người mặn mà với sách. Chính vì thế, gây dựng và phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường là điều hết sức cần thiết, dù với ở độ tuổi nào.

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.