Cuộc sống ở ngôi làng cách Triều Tiên nửa cây số

Tiếng loa tuyên truyền to tới nỗi những ngôi nhà tại Taesung, một ngôi làng nhỏ nằm ở cửa ngõ Triều Tiên phải xây tường dày để cách âm.

Còn được biết tới cái tên "Ngôi làng Tự do", Taesung là khu định cư duy nhất của Hàn Quốc tại khu vực phi quân sự (DMZ) chia cắt hai miền Triều Tiên.

Theo CNN, điểm gần nhất của ngôi làng chỉ cách Triều Tiên chừng 500m, điều này giúp ngôi làng có vị trí thuận lợi để quan sát những căng thẳng quân sự leo thang sau khi Triều Tiên dọa phóng 4 tên lửa tới gần lãnh thổ Guam của Mỹ vào hồi tháng 8 và thử hạt nhân lần thứ 6 vào cuối tuần trước.

Triều Tiên, Hàn Quốc,biên giới lãnh thổ
Các ngôi nhà trong làng phải xây tường dày để cách âm. Ảnh: CNN

Bà Cho Young-sook, quản lý một nhà hàng trong làng, là một trong số 197 công dân Hàn Quốc đang sống ở Taesung. Bà đã chuyển tới đây từ 38 năm trước, sau khi kết hôn với một người đàn ông địa phương. 

"Chúng tôi nhìn nhận tình huống lúc này khá tiêu cực. Chúng tôi khóa cửa vào ban đêm, điều mà chúng tôi chưa từng làm", bà nói với CNN.

Ngoài các loa phóng thanh, cả Triều Tiên và Hàn Quốc còn bận rộn với việc cạnh tranh về kích thước của những cột cờ. Triều Tiên hiện đang dẫn trước với một cột cờ cao 165m tại làng Kijong nằm trong khu vực DMZ.

Người dân tại Taesung cho biết thỉnh thoảng nhìn thấy người đi ra đi vào làng Kijong nhưng không xác định được đó là cư dân hay binh sĩ.

Do phải đối mặt với nhiều nguy hiểm khi định cư tại đây nên các cư dân, sống ở làng 240 ngày mỗi năm sẽ được hưởng nhiều ưu đãi. Vì ngôi làng nằm dưới sự kiểm soát của Bộ chỉ huy Liên Hợp Quốc chứ không phải chính phủ Hàn Quốc nên dân làng không phải nộp thuế và được miễn nghĩa vụ quân sự.

Một vài cư dân muốn trò chuyện trước máy quay, một số người không muốn. Họ lo lắng rằng bất cứ điều gì họ làm hay nói ra sẽ bị Triều Tiên hiểu sai.

"Chúng tôi cảm thấy khá bất ổn vào thời điểm này", bà Cho nói.

Bên ngoài nhà hàng của Cho, có một biển báo về những nguy hiểm mà các cư dân phải đối mặt. Trong làng có một hầm tránh bom với đầy đủ mặt nạ dưỡng khí và các biện pháp khẩn cấp. Các cư dân thường xuyên được diễn tập sơ tán.

Tuy nhiên, Cho cho biết, bà sẽ không bao giờ tính tới chuyện rời khỏi Taesung.

Triều Tiên, Hàn Quốc,biên giới lãnh thổ
Các em nhỏ ở Taesung được học tập tại một ngôi trường khang trang. Ảnh: CNN

Mặc dù nằm ở biên giới nhưng trong làng có một ngôi trường đáng tự hào. Có tới 12 giáo viên phụ trách 35 học sinh. Các lớp học được trang bị cơ sở vật chất tốt hơn hẳn các trường tiểu học hay mầm non bình thường tại Hàn Quốc.

Jin Young-jin, hiệu trưởng nhà trường nói rằng các giáo viên ở đây không bao giờ nói xấu về Triều Tiên.

"Chúng tôi luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thống nhất hai miền Triều Tiên", Jin cho biết. "Nhiều trẻ em ở đây hy vọng Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ được đoàn tụ trong tương lai gần".

Taesung là một cộng đồng nông nghiệp lúa nước và từng có nhiều thế hệ sinh sống nhưng kể từ năm 1953 khi bán đảo Triều Tiên bị chia cắt sau chiến tranh liên Triều, cư dân sống với một mối đe dọa bao trùm lên mọi khía cạnh cuộc sống của họ.

Những người nông dân cần quân đội Hàn Quốc hộ tống mỗi khi ra đồng bởi chỉ cần lỡ chân họ có thể bước sang lãnh thổ Triều Tiên. Một dòng suối chạy qua những đồng lúa trở thành ranh giới tự nhiên giữa hai miền.

Dân làng phải tuân thủ lệnh giới nghiêm vào ban đêm và là đối tượng bị quân đội có vũ trang đi kiểm tra tại nhà riêng hàng đêm. Họ cũng phải đi qua các trạm kiểm soát mỗi khi ra hoặc vào làng. Mỗi ngày, có hai chuyến xe buýt tới Taesung.

Theo Vietnamnet

tin mới

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin cử hành tại Điện Kremlin vào ngày 7 tháng 5. Đây là lễ nhậm chức lần thứ 5 trong sự nghiệp chính trị của ông Putin; ông sẽ đảm trách chức vụ dân cử cao nhất trong 6 năm tới, cho đến năm 2030.

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

(Baonghean.vn) - Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp ngày 6/5, bà Ursula Von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh Brussels và Paris đang trông cậy vào Bắc Kinh “sử dụng mọi ảnh hưởng của mình đối với Nga” để ngăn chặn xung đột với Ukraine.

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 6/5 đã ra lệnh tiến hành một cuộc diễn tập nhanh về sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Quân khu Nam, giáp biên giới Ukraine. Phản ứng của Moskva được đưa ra sau những tuyên bố mang tính leo thang từ các đồng minh của Mỹ về xung đột Ukraine.

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.