Đã đến lúc có một Syria mới…

(Baonghean.vn) - Mục tiêu hiện thời của Moskva tại Syria là bảo đảm tiến trình hòa bình đạt tiến triển để người dân có thể quay về cuộc sống thường nhật - đó là tuyên bố của Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov trong bài phỏng vấn với hãng tin RT.

Cậu bé chụp ảnh các tòa nhà bị hư hại khi trở về thăm thành phố Palmyra hôm 9/4. Ảnh: Reuters.
Cậu bé chụp ảnh các tòa nhà bị hư hại khi trở về thăm thành phố Palmyra hôm 9/4. Ảnh: Reuters.

Dù tình hình tại Syria đang “rất mong manh và thường xuyên biến động… Nga và toàn bộ các quốc gia khác phải nỗ lực hết sức để củng cố nền hòa bình mỏng manh này, để không kẻ nào có thể phá hoại”, ông Anatoly Antonov nói.

Cũng theo vị Thứ trưởng này, nuôi dưỡng nền hòa mình là một trong những mục tiêu chủ yếu của Nga tại Palmyra - di tích nền văn minh cổ đại và là di sản thế giới được UNESCO công nhận - sau khi nước này hỗ trợ Syria giải phóng nơi đây khỏi tay lực lượng khủng bố hồi tháng trước. Chiến dịch là chiến thắng chiến lược lớn đối với Damascus và Moskva, bên vốn cung cấp sự ủng hộ về mặt không quân cho quân đội Syria. Và đây cũng được xem là “thời khắc xoay trục của chiến dịch Syria”.

Công binh Nga hiện được triển khai tại Palmyra để rà phá các thiết bị nổ và các bãi mìn do Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng cài cắm lại khi chúng còn kiểm soát thành cổ này. Ông Antonov khẳng định Moskva xem đây là cơ hội lớn để cộng đồng quốc tế cũng hợp tác trong nhiệm vụ này.

Ông nói: “Kỹ sư quân đội cũng chúng tôi đã bắt đầu dọn dẹp bom mìn tại khu vực là di sản của toàn thể nhân loại. Tôi xem vấn đề dọn dẹp bom đạn là hết sức quan trọng tại Syria, và cộng đồng quốc tế nên đóng góp công sức, cùng nỗ lực với quân đội Nga”.

Được biết, hiện Nga đã đề xuất hợp tác giải quyết vấn đề bom mìn lên Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế. Quân đội Nga cũng đang vận chuyển các chuyến hàng viện trợ nhân đạo và giúp tổ chức lại các ngành công nghiệp trọng yếu bị gián đoạn từ cuộc chiến tranh Syria.

Antonov cũng cho biết: “Các đoạn băng phát trên truyền hình gần đây cho thấy quân đội của chúng tôi đang tổ chức hoạt động nướng bánh mỳ. Điều chúng tôi đang cố làm là khiến cuộc sống dễ thở hơn đối với dân thường, để họ có thể sống trong hoàn cảnh không tiếng súng. Chiến tranh thế đã đủ rồi, giờ là lúc xây dựng một Syria mới”.

Nga đã điều máy bay chiến đấu tới Syria và bắt đầu không kích các lực lượng khủng bố từ tháng 9/2015. Sau 5 tháng, với sự giúp đỡ của Nga, quân đội Syria đã lội ngược dòng trong trận chiến. Điều này đã mở đường cho một lệnh trừng bắn dẫu không ổn định với lực lượng dân quân đang mong muốn có sự chuyển tiếp chính trị tại Syria.

Nga đã rút một phần quân lực triển khai tại Syria vào tháng 3, song vẫn tiếp tục hỗ trợ Damascus trong cuộc chiến chống các tổ chức khủng bố như IS và Mặt trận Al-Nusra Front, vốn là bên không tham gia lệnh ngừng bắn.

Palmyra trước và sau cuộc chiến Syria. Ảnh: AFP.
Palmyra trước và sau cuộc chiến Syria. Ảnh: AFP.

Hãng RT dẫn lời ông Antonov: “Trong chiến dịch của chúng tôi đã làm được rất nhiều việc. Chúng tôi đã khiến bọn khủng bố khiếp sợ, phá hủy nhiều kho vũ khí, tiêu diệt các tay súng, các cơ sở chỉ huy và kiểm soát của chúng cũng như nhiều băng nhóm khác”.

Ông cho biết thêm: “Chúng tôi cũng nhắm vào tài chính của bọn khủng bố. Mọi người đều biết nguồn tiền của các nhóm khủng bố xuất phát từ hoạt động buôn dầu phi pháp. Ai cũng muốn biết chúng buôn lậu dầu ăn cắp từ Syria như thế nào, và dòng tiền có được đi về đâu”.

Thứ trưởng Quốc phòng Nga cũng áp chỉ đến Thổ Nhĩ Kỳ, bên bị nước này cáo buộc đang hưởng lợi từ cuộc chiến Syria. Hồi tháng 11/2015, Moskva đã công bố tin tức tình báo khẳng định ban lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ có lợi ích cá nhân từ các quan hệ thương mại với IS.

Nhiều nguồn tin truyền thông sau đó đã làm sáng tỏ hoạt động buôn lậu dầu lửa, đồ cổ ăn cắp và các hàng hóa khác, cùng với tuyến đường cung chạy giữa Thổ Nhĩ Kỳ với băng nhóm khủng bố.

Bài phỏng vấn ông Antonov được đăng tải trước thềm Hội nghị An ninh quốc tế 2016 tại Moskva - sự kiện chính trị danh tiếng hội tụ lãnh đạo quân sự và an ninh cấp cao từ khắp nơi trên thế giới vào ngày 27-28/4. Hội nghị cũng có đại diện từ ít nhất 80 nước, 3 phó thủ tướng, 20 bộ trưởng quốc phòng, 15 tổng tư lệnh, 10 tổ chức quốc tế và phái đoàn quân sự.

Chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế tại châu Âu, Trung Đông, Trung Á và các khu vực khác sẽ là trọng tâm chương trình nghị sự của hội nghị.

Xem Clip Nga không kích các mục tiêu IS:

Thu Giang

(Theo RT)

tin mới

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.