Đưa CNTT thành nền tảng của phương thức phát triển mới

Hơn 10 năm qua, công nghệ thông tin (CNTT) đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn có tốc độ tăng trưởng và hiệu quả cao, đóng góp trực tiếp gần 7% GDP của đất nước, đồng thời có tác động lan tỏa thúc đẩy phát triển nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Diễn đàn cấp cao CNTT-Truyền thông Việt Nam lần thứ 3, năm 2013, khai mạc sáng 20/6. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu tại Diễn đàn cấp cao CNTT-Truyền thông Việt Nam lần thứ 3, năm 2013, khai mạc sáng 20/6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp thích hợp về “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, trong đó xác định CNTT là một trong các động lực quan trọng nhất của phát triển, góp phần làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, vǎn hoá, xã hội của đất nước.

CNTT đổi mới hoạt động của Nhà nước, tạo thuận lợi cho nhân dân

Hạ tầng viễn thông và dịch vụ viễn thông Việt Nam đang từng bước phát triển để ngang tầm khu vực và thế giới. Việt Nam đã có vị trí trên bản đồ CNTT thế giới.

Theo kết quả khảo sát "Chính phủ điện tử" của Liên Hợp Quốc, năm 2012, Việt Nam xếp vị trí thứ 83 trên tổng số 190 quốc gia được thực hiện đánh giá. Với kết quả này Việt Nam tăng 7 bậc so với năm 2010. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam chỉ đứng sau Singapore, Malaysia, Brunei.

Trên thế giới, Việt Nam đã đứng trong nhóm 10 nước hấp dẫn nhất về gia công phần mềm và trở thành đối tác lớn thứ hai của Nhật Bản, đồng thời Hà Nội và TPHCM đã lọt vào danh sách 10 TP mới nổi về gia công phần mềm.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh CNTT là một lợi thế phát triển đặc biệt của Việt Nam trên nền tảng nguồn nhân lực trẻ, dồi dào và được đào tạo cơ bản. Từ năm 2010, Chính phủ đã triển khai "Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT và truyền thông"; tiếp đó, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, ứng dụng CNTT để hiện đại hóa các lĩnh vực hạ tầng kinh tế xã hội và xây dựng kết cấu hạ tầng thông minh cho sự phát triển hiện đại.

Tháng 6/2013, Chính phủ đã phê duyệt Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và cơ sở dữ liệu dân cư 2013-2020 nhằm đổi mới căn bản tổ chức và hoạt động quản lý Nhà nước, tạo thuận lợi cho mọi giao dịch của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Với phương châm "Nhận diện xu thế-Chia sẻ tầm nhìn-hoạch định chiến lược-tìm kiếm giải pháp", Diễn đàn CNTT-Truyền thông là nơi gặp gỡ của lãnh đạo cấp cao trong các lĩnh vực chủ chốt liên quan: các cơ quan hoạch định và thi hành chính sách ở trung ương và địa phương, đơn vị cần ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh; các doanh nghiệp cung cấp giải pháp hàng đầu trong ngành CNTT-truyền thông;...

Diễn đàn năm nay bàn về việc phát huy vai trò của CNTT trong nâng cao năng lực cạnh tranh. Tập trung vào các vấn đề xây dựng hạ tầng thông tin quốc gia, cải cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và đẩy mạnh cải cách giáo dục, đào tạo. Đây là những vấn đề đang được Chính phủ đặc biệt quan tâm giải quyết.

7 giải pháp phát triển

Để CNTT thực sự trở thành nền tảng của phương thức phát triển mới của đất nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu cùng triển khai một số nội dung nhiệm vụ giải pháp chủ yếu.

Một là nâng cao nhận thức, quán triệt quan điểm CNTT là một nền tảng của phương thức phát triển mới trong các cấp quản lý, các ngành kinh tế xã hội, trong mỗi doanh nghiệp và toàn xã hội. Phát triển và ứng dụng CNTT trong sản xuất, kinh doanh và quản lý hướng tới mục tiêu nâng cao toàn diện năng lực cạnh tranh quốc gia, coi đây là con đường ngắn nhất để Việt Nam tiến kịp các nước phát triển, tiến cùng thời đại.

Hai là xây dựng hệ thống hạ tầng thông tin quốc gia, ban hành chuẩn thông tin quốc gia bảo đảm khả năng kết nối liên thông, đồng bộ, chú trọng công tác an ninh, an toàn và bảo mật thông tin quốc gia.

Ba là đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, làm chủ các bí quyết, giải pháp công nghệ mới. Ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực CNTT của từng ngành, lĩnh vực, từng địa phương, doanh nghiệp và của cả quốc gia.

Bốn là xây dựng cơ chế chính sách tạo thuận lợi và hiệu quả cao nhất nhằm bảo đảm việc ứng dụng CNTT trở thành một yêu cầu tiên quyết trong mọi ngành, mọi lĩnh vực, mọi công trình, dự án đầu tư trong tiến trình phát triển.

Năm là tạo môi trường thuận lợi cho phát triển thị trường CNTT, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và xây dựng năng lực canh tranh vươn ra thị trường nước ngoài.

Sáu là tăng cường hợp tác quốc tế, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài để phát triển CNTT.

Bảy là phát triển và ứng dụng CNTT được coi là nhiệm vụ quan trọng của toàn bộ hệ thống chính trị và xã hội. Người đứng đầu tất cả các cấp, các ngành, các cơ quan đơn vị phải trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về triển khai ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vì mục tiêu phát triển nhanh, bền vững.

“Để thực hiện được những định hướng phát triển nêu trên, đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu rất cao, sự chung tay cùng hành động của tất cả các ngành các cấp, các doanh nghiệp, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ.

Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chân thành cảm ơn ông Yukio Hatoyama, nguyên Thủ tướng Nhật Bản, đã tới Việt Nam tham dự Diễn đàn; nhấn mạnh sự hiện diện của ông Yukio Hatoyama mang ý nghĩa thiết thực nhân kỷ niệm 40 năm quan hệ và tăng cường hợp tác hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản; đồng thời thúc đẩy sự hợp tác có hiệu quả giữa hai nước về công nghệ thông tin và truyền thông.

“Việt Nam luôn mong muốn nhận được sự hỗ trợ, hợp tác và học hỏi kinh nghiệm của Nhật Bản, một cường quốc hàng đầu thế giới về CNTT và truyền thông”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ.

Cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama đã chia sẻ sự phát triển chính sách khoa học công nghệ ở Nhật Bản. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu tại Diễn đàn, cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama đã chia sẻ sự phát triển chính sách khoa học công nghệ ở Nhật Bản.

Ông cho biết chính công nghệ chuyên sâu đã là động lực dẫn dắt tăng trưởng kinh tế Nhật Bản, nhanh chóng biến Nhật Bản thành một trong các nước dẫn đầu công nghệ thế giới. Đồng thời nguyên Thủ tướng Yukio Hatoyama cũng đã dành nhiều thời gian để phân tích CNTT và truyền thông cùng ảnh hưởng của nó đến kinh tế và xã hội Nhật Bản.

Đề cập tới nhu cầu hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam trong lĩnh vực CNTT, ông Yukio Hatoyama cho rằng những kinh nghiệm mà Nhật Bản có được sẽ rất hữu ích đối với Việt Nam trong xây dựng hệ thống về hạ tầng CNTT cũng như trong đào tạo nguồn nhân lực về CNTT và trong nhiều lĩnh vực khác.

Nhấn mạnh việc đào tạo một đội ngũ kỹ sư CNTT và truyền thông đóng góp vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, ông Yukio Hatoyama cho rằng Việt Nam nên quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có hình thức hợp tác, liên kết với các đối tác nước ngoài trong đào tạo nguồn nhân lực CNTT.

*Sau phiên khai mạc, Diễn đàn sẽ tập trung vào 4 tọa đàm chuyên đề đi sâu theo 4 trụ cột cơ bản của năng lực cạnh tranh quốc gia: Hạ tầng thông tin quốc gia-Vấn đề và giải pháp; CNTT-Cải cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh vĩ mô; CNTT-Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; CNTT-Cải cách đào tạo đại học.

Theo (Chinhphu.vn) - L.T

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.