Không phân biệt đại học trong và ngoài công lập

Tới dự Hội nghị tổng kết 20 năm phát triển các trường đại học, cao đẳng (ĐHCĐ) ngoài công lập tổ chức sáng 14/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao sự đóng góp của các trường ĐHCĐ ngoài công lập thời gian qua, nhất là trong việc góp phần thúc đẩy sự phát triển, đổi mới hệ thống giáo dục ĐH. Sự có mặt các trường ĐHCĐ ngoài công lập đã làm những trường công lập buộc phải đổi mới.
Phó Thủ tướng khẳng định xã hội hóa giáo dục, trong đó có giáo dục ĐH, là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
Theo Phó Thủ tướng, xã hội hóa khu vực giáo dục ngoài công lập mang lại rất nhiều lợi ích, quan trọng nhất là Nhà nước nhận ra rằng có những việc khu vực công lập dù muốn cũng không làm ngay được mà phải là trường ngoài công lập. Ví dụ, các trường ngoài công lập sẵn sàng chi 1,5 triệu USD mua giáo trình, hợp tác với các trường nước ngoài, mời giáo viên nước ngoài, nên đây là điểm mạnh của khu vực ngoài công lập cần tiếp tục được phát huy.
Chia sẻ với các đại biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng nhấn mạnh mặc dù còn những nhận thức khác nhau liên quan đến giáo dục ĐH ngoài công lập, song cần phải nhận thức, đánh giá đúng những khó khăn, vướng mắc, không hợp lý để cùng tháo gỡ.
Phó Thủ tướng nói: “Tinh thần chung là phải quán triệt sự công bằng, bình đẳng, không phân biệt giữa các trường ĐH trong và ngoài công lập từ chính sách vi mô tới chính sách vĩ mô”.
Tuy nhiên, hướng tới bình đẳng cũng không có nghĩa là "cào bằng" giữa trường mới thành lập với trường đã có nhiều năm hoạt động. Do đó, cần ưu tiên nhất định đối với những trường mới thành lập. Bên cạnh việc tháo gỡ khó khăn về đất đai, tài chính, Bộ GDĐT phải chủ động tháo gỡ ngay các điểm còn bất hợp lý về cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền của Bộ.
“Nếu chúng ta thực sự quán triệt, thấm nhuần điều này thì sẽ có giải pháp. Chẳng hạn, thay vì tăng chỉ tiêu đơn thuần của trường công, chúng ta có thể cho phép tăng chỉ tiêu nếu các trường công liên kết với các trường tư, qua đó tạo thêm điều kiện cho các trường ngoài công lập… Hoặc có thể ưu tiên thực hiện những chương trình hỗ trợ giúp cho cả trường ĐH trong lẫn ngoài công lập đều được hưởng lợi. Bên cạnh đó là phải rà soát lại tất cả những chính sách liên quan đến sinh viên các trường trong và ngoài công lập, nếu còn điểm nào bất bình đẳng thì nhất định phải giải quyết”, Phó Thủ tướng gợi ý.
Nghe rất nhiều ý kiến phát biểu khá “nóng” của đại diện một số trường ĐH ngoài công lập, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng Hiệp hội các trường ĐH ngoài công lập có vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp, phản hồi, kiến nghị sửa đổi những bất cập cụ thể về cơ chế, chính sách, từ đó, có cơ sở để yêu cầu các bộ, ngành hữu quan giải quyết. Cùng với đó, trường ngoài công lập cũng cần nhìn thẳng vào hạn chế, yếu kém của mình, từ khâu tuyển sinh, đến chất lượng đào tạo, để có giải pháp khắc phục.
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ GDĐT, Hiệp hội các trường ĐH ngoài công lập nghiên cứu để thành lập một Hiệp hội các trường ĐH, nhằm tạo một sân chơi chung, giúp các trường có thể hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Khi đó, việc thực hiện các tổ chức kiểm định, phân tầng ĐH có vai trò rất quan trọng của Hiệp hội.
Theo chinhphu.vn

tin mới

Thư viện

Để sách trở thành người bạn của học trò

(Baonghean.vn) - Internet phát triển, điện thoại di động, mạng xã hội và rất nhiều mối quan tâm khác khiến giới trẻ ngày nay không còn nhiều người mặn mà với sách. Chính vì thế, gây dựng và phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường là điều hết sức cần thiết, dù với ở độ tuổi nào.

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.