Bất cập chỉ tiêu giáo viên mầm non

(Baonghean) - Năm 2015 , Nghệ An đặt mục tiêu về đích hoàn thành phổ cập 5 tuổi đối với bậc học mầm non. Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn, trong đó, tiêu chí về chỉ tiêu giáo viên/lớp là vấn đề nan giải. Hiện theo tính toán, để đảm bảo đúng định biên 2 giáo viên/lớp theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo thì toàn tỉnh đang thiếu 2.508 giáo viên mầm non…

Thông tư 71 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định: Với lớp mẫu giáo có trẻ bán trú, 2 giáo viên phụ trách một lớp có từ 25 đến 30 trẻ; lớp mẫu giáo nếu nhiều hơn 10 trẻ thì được bố trí thêm một giáo viên thì Thành phố Vinh hiện đang thiếu 41 giáo viên mầm non và trung bình mỗi một trường đang thiếu từ 2 - 3 giáo viên. Trên thực tế vì  thiếu giáo viên nên các trường chỉ bố trí được từ 1,5 – 1,65 giáo viên/lớp. Cũng theo quy định giáo viên mầm non chỉ làm việc 6 tiếng/ngày, 2 tiếng còn lại là thời gian để chuẩn bị bài, lau dọn đồ dùng, đồ chơi... Tuy nhiên, hầu hết các giáo viên mầm non đều phải làm việc  quá thời gian quy định, không có giờ nghỉ trưa.
Giờ ăn của các cháu Trường Mầm non Hồng Sơn (TP. Vinh).
Giờ ăn của các cháu Trường Mầm non Hồng Sơn (TP. Vinh).
Hiện hầu hết các trường ở Thành phố Vinh trong giờ nghỉ trưa thường phải phân bổ một giáo viên đảm nhiệm trực hai lớp mới có thể đảm bảo đúng giờ lao động. Riêng ở Trường Mầm non Hồng Sơn thì đây là một điều không dễ dàng. Chia sẻ về điều này, cô giáo Lê Thị Hồng Anh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Năm ngoái, nhà trường thiếu 3 giáo viên và để sắp xếp công việc, chúng tôi buộc phải thực hiện 1 giáo viên phụ trách 2 lớp, riêng giờ ăn thì hiệu trưởng, hiệu phó phải xuống hỗ trợ thêm. Tuy nhiên, chỉ thực hiện được 1 tháng thì đành dừng lại… Vì vậy, dù ngân sách eo hẹp và biết rằng tuyển giáo viên hợp đồng là trái với quy định nhưng nhà trường vẫn phải xin ý kiến phòng Giáo dục thành phố để tuyển thêm 3 giáo viên nhằm đảm bảo việc dạy và học cho học sinh của trường. Bà Lê Thị Phương, Phó Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo Thành phố Vinh cho biết thêm: Thiếu giáo viên buộc rất nhiều trường mầm non trên địa bàn phải hợp đồng thêm giáo viên. Đây là việc làm trái với quy định nhưng đành chấp nhận vì thực tế nếu không đủ giáo viên các trường sẽ rất khó khăn và ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học, ảnh hưởng đến độ an toàn của trẻ.
Diễn Châu cũng là một trong những địa phương thiếu giáo viên mầm non trầm trọng (hiện toàn huyện thiếu hơn 200 giáo viên mầm non). Hiện Trường Mầm non Diễn Xuân có 370 cháu nhưng biên chế chỉ có 22 người. Với số lượng này, nếu tính theo định biên để chia đều cho các lớp trường chưa đảm bảo 1,5 giáo viên/lớp. Do phải ưu tiên cho các lớp 5 tuổi để đảm bảo chỉ tiêu phổ cập là 2 giáo viên/lớp nên định biên đứng lớp càng thấp hơn, chừng 1,3 giáo viên/lớp. Nói về bất cập này, cô giáo Lê Thị Bích Nga, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Nhà trường đang phải cân đối các nguồn thu để hợp đồng thêm 4 giáo viên. Đây cũng là điều bất đắc dĩ vì thực tế với mức lương chỉ 1,9 triệu đồng/tháng rất khó để đòi hỏi các giáo viên phải dành trọn tâm huyết với nghề và có thể gắn bó lâu dài.  Thay đổi giáo viên thường xuyên cũng sẽ làm xáo trộn về tâm lý và làm thay đổi việc dạy và học của nhà trường.  
Giờ ăn của các cháu Trường Mầm non Hồng Sơn (TP. Vinh).
Giờ ăn của các cháu Trường Mầm non Hồng Sơn (TP. Vinh).
Ở bậc mầm non, theo Quyết định số 36/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì đối với các trường đã tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, bán trú quy định phải có tối thiểu 2 giáo viên /lớp và phải đồng bộ về cơ cấu. Tại tỉnh ta, hiện nay định biên cho các trường mới đạt 1,5 giáo viên/lớp. Cũng theo thống kê, hiện tỉnh đã giao định biên cho ngành mầm non là 10.804 giáo viên. Tuy nhiên, trên thực tế, toàn tỉnh mới chỉ có 9.661 giáo viên mầm non được biên chế, tức là còn thiếu 1.143 giáo viên theo định biên đã được giao. Còn nếu tính theo chỉ tiêu quy định, mỗi lớp phải có 2 giáo viên đứng lớp thì số giáo viên mầm non còn thiếu của cả tỉnh lên tới 2.508 giáo viên.
Thời gian qua, để đảm bảo việc phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi đảm bảo đúng quy định nên hầu hết các trường chỉ  mới bố trí đủ 1,3  giáo viên/lớp cho các độ tuổi còn lại. Bà Lê Thị Hường, Trưởng phòng Giáo dục Mầm non – Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết: Trong hoàn cảnh thiếu giáo viên như hiện nay, giáo viên phải làm việc hết năng suất, phải làm thêm giờ. Thiếu giáo viên đang ảnh hưởng đến công tác phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi vì hiện tại theo thống kê tỷ lệ bình quân giáo viên 5 tuổi/lớp trong toàn tỉnh mới chỉ đạt 1,7 giáo viên/lớp và vẫn còn 5 huyện chưa phổ cập được mầm non cho trẻ 5 tuổi là Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu và Thị xã Hoàng Mai”. 
Trao đổi về vấn đề này, ông Lưu Đức Thuyên, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho rằng: Lâu nay việc bố trí định biên cho giáo viên mầm non đang có những bất cập. Về phía ngành, thời gian qua cũng đã tích cực phối hợp với Sở Nội vụ để tham mưu cho tỉnh về việc  tuyển dụng thêm giáo viên mầm  non. Trước mắt trong năm học 2014 – 2015 này, dự kiến sẽ có 1.614 giáo viên được tuyển dụng. Hiện chúng tôi đang chờ hướng dẫn chỉ đạo và tùy theo nhu cầu thực tế của từng địa phương để giao chỉ tiêu hợp lý. Chủ trương của ngành là dù khó khăn thì vẫn phải đảm bảo cho tất cả các lớp 5 tuổi đủ định biên 2 giáo viên/lớp, những địa phương chưa hoàn thành phổ cập sẽ ưu tiên tuyển dụng nhiều hơn. Số giáo viên đang thiếu, Sở sẽ tiếp tục tham mưu để cố gắng sang năm học 2015 – 2016 không còn tình trạng thiếu giáo viên ở bậc mầm non.
Mỹ Hà

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.