Lớp học vun đắp tình hữu nghị

(Baonghean) - Tiếp xúc với học viên Thao Khăm khi vừa kết thúc khóa học tiếng Việt do Đồn Biên phòng Thông Thụ (BĐBP Nghệ An) tổ chức tại bản Nậm Táy, cụm bản Viêng Phăn, huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn (Lào), em phấn khởi, nói lưu loát bằng tiếng Việt: “Được tham gia học tiếng Việt Nam, em thích lắm. Thành thạo tiếng Việt là vốn quý để em giao tiếp thuận lợi với nhân dân và cán bộ Việt Nam”. 

Lớp học tiếng Việt là hoạt động cụ thể hóa nội dung ký kết nghĩa giữa bản Nậm Táy và bản Mường Phú, xã Thông Thụ, huyện Quế Phong (Nghệ An); giữa Đại đội Biên phòng 216, Hủa Phăn (Lào) và Đồn Biên phòng Thông Thụ (BĐBP Nghệ An). Lớp học tạo thuận lợi cho cả bạn và ta trong quá trình quan hệ công tác, trao đổi hàng hóa, thăm thân của cư dân hai bên biên giới.
Nhân dân bản Nậm Táy (Lào) và bản Mường Phú (Việt Nam) vốn có mối quan hệ thân tộc, dân tộc gắn bó lâu đời thường xuyên qua lại thăm thân, trao đổi, mua bán hàng hóa. Đời sống kinh tế còn khó khăn, mặt bằng dân trí không đồng đều, nhận thức về quốc gia, quốc giới và ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân hai bên biên giới còn nhiều hạn chế; mặt khác do bất đồng về ngôn ngữ nên quá trình tuyên truyền pháp luật cho đồng bào hai bên biên giới còn gặp nhiều khó khăn. Xuất phát từ thực trạng trên và nhu cầu giao tiếp của cư dân hai bên biên giới, Đồn Biên phòng Thông Thụ đã xây dựng kế hoạch tổ chức dạy tiếng Việt Nam cho học sinh bản Nậm Táy. Kế hoạch được Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh phê duyệt. Ngày 15/5/2015, đơn vị đã phối hợp với Phòng GD-ĐT huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn (Lào) và Ban Giám hiệu các nhà trường tại bản Nậm Táy tổ chức khai mạc lớp học tiếng Việt Nam cho học sinh trong bản. 
Lớp học tiếng Việt tại bản Nậm Táy, huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn (Lào).
Lớp học tiếng Việt tại bản Nậm Táy, huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn (Lào).
Sau lễ khai giảng, cứ đều đặn vào các ngày thứ 2, 4 và thứ 5 hàng tuần, Thượng úy Nguyễn Văn Trinh, nhân viên phiên dịch tiếng Lào của Đồn Biên phòng Thông Thụ (BĐBP Nghệ An) lại trực tiếp lên lớp dạy tiếng Việt cho 35 học viên là học sinh ở bản Nậm Táy. Ông Xay Và Thò, Trưởng bản Nậm Táy, chia sẻ: BĐBP Việt Nam mở lớp học tiếng Việt ngay tại bản cho các học sinh, rất thuận tiện cho con em trong bản theo học. Qua các lớp như thế này, dân bản ta sẽ có nhiều thuận tiện trong giao tiếp với những người anh em láng giềng Việt Nam. Mong rằng BĐBP Việt Nam sẽ tiếp tục mở các lớp để dân bản ta giỏi tiếng Việt, tăng cường trao đổi với nhân dân Việt Nam dọc biên giới”. Thượng úy Nguyễn Văn Trinh, cho biết: Do mới đảm nhiệm nhiệm vụ giáo viên đứng lớp nên tôi chưa có nhiều kinh nghiệm truyền đạt, kỹ năng sư phạm có mặt còn hạn chế, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, cả thầy, trò đều quyết tâm vượt qua khó khăn để học tập thật tốt. Cuối khóa học có kiểm tra, phân loại chất lượng học sinh, trong đó 8 học sinh giỏi, chiếm 22,8%; 16 học sinh khá, chiếm 45,7%; 11 học sinh trung bình, chiếm 31,5%. Đa số học viên sau khóa học đã giao tiếp, nói chuyện tốt bằng tiếng Việt Nam. Từ những kết quả của lớp học đầu tiên này, trong thời gian tới Đồn Biên phòng Thông Thụ đề xuất Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh tiếp tục cho phép đơn vị nhân rộng mô hình lớp dạy tiếng Việt Nam cho học sinh, nhân dân bản Nậm Táy, cụm bản Viêng Phăn, huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn (Lào).
Đại úy Ngô Văn Thiện, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Thông Thụ, khẳng định: Kết quả dạy tiếng Việt Nam cho học sinh bản Nậm Táy trong thời gian qua đã góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại Biên phòng và đối ngoại nhân dân. Qua các buổi dạy, chúng tôi đã lồng ghép các nội dung tuyên truyền việc chấp hành nghiêm các Hiệp định, Hiệp nghị mà hai nhà nước đã ký kết, đồng thời giới thiệu đến các bạn trẻ Lào về đất nước, con người Việt Nam, cũng như mối đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa hai Đảng, hai nhà nước Việt - Lào. Thông qua việc dạy tiếng Việt Nam đã góp phần tuyên truyền một cách trực quan, sinh động cho nhân dân bạn về các quy định qua lại biên giới. Đồng thời đơn vị kịp thời nắm được các nguồn tin có giá trị do đồng bào phản ánh, phục vụ có hiệu quả trong tổ chức các hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ bình yên biên giới.
Hùng Phong

tin mới

Thư viện

Để sách trở thành người bạn của học trò

(Baonghean.vn) - Internet phát triển, điện thoại di động, mạng xã hội và rất nhiều mối quan tâm khác khiến giới trẻ ngày nay không còn nhiều người mặn mà với sách. Chính vì thế, gây dựng và phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường là điều hết sức cần thiết, dù với ở độ tuổi nào.

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.