Đề nghị tránh 'tư duy nhiệm kỳ' trong đổi mới sách giáo khoa

Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng đổi mới giáo dục là việc rất hệ trọng, vì vậy việc xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa mới cần tuân thủ theo đúng quy trình, tránh tạo cảm giác "tư duy nhiệm kỳ".

Ngày 23/12, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam mời lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các chuyên gia của Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, Hội Toán học, Sinh học, Địa lý, Sử học, Vật lý, Hóa học… để góp ý kiến về đổi mới giáo dục nói chung và thực hiện Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa nói riêng.

Báo cáo của Bộ Giáo dục cho biết, các bước thực hiện Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa theo nghị quyết của Quốc hội đang được thực hiện khẩn trương. Mặc dù tới nay kinh phí cho đề án còn chưa được cấp nhưng để đảm bảo tiến độ, Bộ Giáo dục đã chủ động thực hiện các công việc chuẩn bị. Bộ cũng đã công bố dự thảo chương trình tổng thể ra để xin ý kiến rộng rãi.

de-nghi-tranh-tu-duy-nhiem-ky-trong-doi-moi-sach-giao-khoa

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc gặp nghe ý kiến góp ý. Ảnh: HT

Thứ trưởng Giáo dục Nguyễn Vinh Hiển cho biết, việc thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo theo nghị quyết Trung ương được chuẩn bị và tiến hành theo lộ trình rất rõ ràng, chặt chẽ. Hiện Bộ đã xây dựng, lấy ý kiến và báo cáo Hội đồng giáo dục quốc gia cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và khung trình độ quốc gia, đang hoàn thiện để trình Thủ tướng ban hành.

"Trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng chương trình tổng thể chưa có sự tham gia chính thức của các Hội khoa học, nhưng các Hội sẽ đóng góp trực tiếp khi xây dựng chương trình môn học và tiếp đó là biên soạn sách giáo khoa", ông Hiển thông tin.

Lãnh đạo và chuyên gia của các Hội chuyên ngành tham dự buổi làm việc đã đóng góp nhiều ý kiến thẳng thắn. Đa số ghi nhận nỗ lực của ngành giáo dục trong thời gian qua, tuy nhiên cho rằng Bộ Giáo dục cần làm tốt hơn công tác tổ chức lấy ý kiến thông qua cơ chế có tính chính thức, ràng buộc trách nhiệm và đảm bảo điều kiện thực hiện chứ không chỉ lấy ý kiến rộng rãi trên mạng. Đặc biệt phải chú ý phản hồi, phân tích ý kiến không được tiếp thu, tránh để người góp ý có suy nghĩ Bộ chưa thực sự trân trọng, cầu thị.

Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng đổi mới giáo dục là việc rất hệ trọng, nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học, chuyên gia và đông đảo người dân cũng như toàn xã hội. Vì vậy việc xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa mới cần tuân thủ đúng quy trình trước, sau rất bài bản, có thứ tự ưu tiên và cần được tuyên truyền giải thích, chuẩn bị kỹ lưỡng…, tránh tạo cảm giác theo kiểu “tư duy nhiệm kỳ”.

"Triển khai vội vàng, rồi nhiệm kỳ bộ trưởng mới có làm tiếp không, giải quyết cái cũ như thế nào?", ông Quốc băn khoăn.

de-nghi-tranh-tu-duy-nhiem-ky-trong-doi-moi-sach-giao-khoa-1

Nhà sử học Dương Trung Quốc. Ảnh: HT

Đồng tình với ý kiến trên, Chủ tịch Hội Hóa học Việt Nam Lê Quốc Khánh góp ý: "Bộ Giáo dục cần đi từng bước một chứ không nên dàn hàng ngang thực hiện".

Chủ tịch Hội Vật lý Việt Nam Nguyễn Đại Hưng, GS Phan Huy Lê góp ý, Bộ cần thể hiện dân chủ, cầu thị hơn nữa trong tiếp thu ý kiến đóng góp, phản biện từ các nhà khoa học. Các chuyên gia hoàn toàn tôn trọng chuyên môn về khoa học giáo dục và vai trò quản lý nhà nước của Bộ, nhưng rất muốn có nhiều dịp được trực tiếp trao đổi, tranh luận qua lại để đi tới đồng thuận.

"Bộ đã thành lập ban cải cách và lấy ý kiến, nhưng chỉ lấy đại trà trong phạm vi Bộ Giáo dục, lấy ý kiến các hội chuyên ngành và giới chuyên gia quá ít. Lẽ ra trong quá trình xây dựng dự thảo chương trình giáo dục phổ thông phải tranh thủ ý kiến chuyên gia và hội nghề nghiệp, nhưng Bộ làm rất hạn chế. Đơn cử môn Sử không có chuyên gia nào tham dự (ban đầu Bộ có mời PGS Nghiêm Đình Vỳ nhưng vì bất đồng ý kiến với ban đổi mới nên sau đó không tham gia)", GS Lê nói và cho rằng, như vậy là thiếu sự dân chủ.

GS Nguyễn Minh Thuyết cũng đồng tình việc lấy ý kiến phải có cơ chế chính thức, làm việc chuyên môn với các hội khoa học. "Chúng ta cần những chuyên gia thực sự sâu sát để ngồi bàn vào nội dung của chương trình, sách giáo khoa mới. Bên cạnh những nhà sư phạm cần có nhà khoa học đầu ngành để có sự kết hợp giữa khoa học giáo dục và khoa học chuyên ngành", GS Thuyết bày tỏ.

Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cũng đề nghị nâng cao hơn nữa vai trò của Ủy ban Quốc gia về đổi mới giáo dục, từ đó quyết định các vấn đề quan trọng của giáo dục hiện nay.

Cảm ơn các nhà khoa học, chuyên gia đã luôn tâm huyết, đóng góp ý kiến cho sự nghiệp giáo dục, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Bộ Giáo dục phải có cơ chế thực chất, hiệu quả để huy động các chuyên gia, nhà khoa học, nhà giáo… tham gia đóng góp cho đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo.

"Cần cải tiến cách lấy ý kiến, trong đó quan trọng là huy động các Hội khoa học, các chuyên gia tham gia nghiên cứu, góp ý, phản biện thông qua các cơ chế có tính gắn kết trách nhiệm với đảm bảo điều kiện thực hiện. Đặc biệt cần trao đổi, làm rõ những vấn đề còn có ý kiến khác nhau để đi đến thống nhất giải pháp đúng đắn, có lợi nhất", Phó thủ tướng lưu ý.

Phó thủ tướng cũng "đặt hàng" liên hiệp hội góp ý, tham gia vào dự thảo cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và khung trình độ quốc gia mà Bộ đang hoàn thiện để trình Thủ tướng ban hành. Phó thủ tướng sẽ trực tiếp nghe, tiếp thu, trao đổi ý kiến với liên hiệp hội và đề nghị Bộ Giáo dục tăng cường tiếp thu, trực tiếp trao đổi ý kiến với các Hội.

Đối với đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục bàn thống nhất với liên hiệp hội nội dung và điều kiện đảm bảo cần thiết để liên hiệp hội, hội khoa học tham gia ngay từ quá trình xây dựng chương trình tổng thể bên cạnh việc huy động, mời các nhà khoa học tham gia với tư cách chuyên gia như Bộ đã dự kiến.

Theo VNE

tin mới

Thư viện

Để sách trở thành người bạn của học trò

(Baonghean.vn) - Internet phát triển, điện thoại di động, mạng xã hội và rất nhiều mối quan tâm khác khiến giới trẻ ngày nay không còn nhiều người mặn mà với sách. Chính vì thế, gây dựng và phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường là điều hết sức cần thiết, dù với ở độ tuổi nào.

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.