Hấp dẫn dự án "Học Văn để sống" của cô giáo cựu học sinh trường Phan

(Baonghean) - Từ năm 2011 đến nay, học sinh trường THCS – THPT Đinh Thiện Lý (TP. Hồ Chí Minh) được “học văn kiểu mới” thông qua Dự án Học Văn để sống. Dự án này của cô giáo Nguyễn Thị Minh Ngọc (SN 1982) đã đạt giải nhất giáo viên Ứng dụng CNTT trong giảng dạy của Bộ Giáo dục & Đào tạo năm 2015. Cô Minh Ngọc từng là học sinh Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An.

Suy bụng ta ra… bụng trò

Nguyễn Thị Minh Ngọc mà tôi biết từng là một chị bạn khác trường, cùng học chung tại Thư viện tỉnh Nghệ An. Ngọc là thần tượng của tôi thời điểm đó, không chỉ vì những giải thưởng học sinh giỏi Quốc gia mà bởi Ngọc có giọng ngâm thơ truyền cảm hút hồn người đối diện.

Bẵng đi một thời gian gần 10 năm không liên lạc, bất ngờ Ngọc lại là nhân vật trong bài viết của tôi. Tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm 1 Hà Nội, rồi vào lập nghiệp ở TP.Hồ Chí Minh và khẳng định năng lực của mình với 2 lần đạt giải Nhất giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin do Bộ Giáo dục & Đào tạo cùng Microsoft tổ chức.

Cô giáo Minh Ngọc (thứ 3 từ phải qua) và các học sinh tham gia Dự án Học văn để sống
Cô giáo Minh Ngọc (hàng đầu thứ 3 từ phải qua) và các học sinh tham gia Dự án Học văn để sống.

Ngọc đã nhanh nhạy ứng dụng CNTT vào bộ môn tưởng chừng đối nghịch: Văn học. Vận dụng tất cả những ưu thế của công nghệ: đa phương tiện, kết nối, nhanh nhạy… và cả việc chia sẻ bài học, thông tin qua kênh Facebook giữa giáo viên - học sinh để học văn là việc tưởng như không tưởng.

Từ ý tưởng tới bắt tay vào thực hiện là một quá trình dài với nhiều khó khăn. Và bất ngờ, kết quả là những tiết dạy văn của cô giáo Ngọc luôn được học trò và phụ huynh dành tình cảm hứng khởi, trân trọng. Học sinh của cô giáo Ngọc có thể tự mình thực hiện những câu chuyện, bài báo, phim - phóng sự xã hội, logo, truyện tranh đầy tính nhân văn.

Dự án Học Văn để sống là thành quả của Ngọc hiện đã được thầy cô nhiều bộ môn khác nhau trong Trường THCS – THPT Đinh Thiện Lý và nhiều trường khác cùng áp dụng trong giảng dạy. Nhiều tỉnh thành như Bạc Liêu, Bình Thuận cũng học tập dự án của cô giáo Minh Ngọc.

So với cách dạy văn học văn có phần thụ động đọc chép mà học sinh đang ngán ngẩm, dự án này khiến các em hứng khởi khi được tiếp cận cách học mới. Trong dự án này, thầy cô là người đồng hành, hướng dẫn học sinh làm ra những sản phẩm – tác phẩm của chính mình mà không thể chép theo bất cứ một bài văn mẫu nào.

“Mình đã từng là học sinh chuyên văn, vì thế mình hiểu được học sinh cần gì, thiếu gì khi học môn văn. Chính vì thế tôi dạy các em vì những điều các em cần” – Minh Ngọc chia sẻ.

 “Muốn làm một cô giáo giỏi”

“Học Văn để Sống” là một quan điểm giáo dục, hình thành trải nghiệm và nhân cách cho người học thông qua những hoạt động thực tiễn và quá trình tiếp xúc với cuộc sống đa dạng. “Học văn để Sống” là một dự án dạy học, một phương pháp học tập mới dành cho bộ môn văn trong nhà trường tạo ra khả năng kết nối giữa nhà trường và đời sống.

Minh Ngọc thích quan điểm về giáo dục của Giản Tư Trung trong cuốn sách “Đúng việc – Một góc nhìn về chuyện khai minh” (NXB Tri thức 2015). Trong cuốn sách này, tác giả mạnh dạn chia ra 5 loại thầy: Người thầy được xem là người khai minh khi có khả năng đưa giáo dục làm thay đổi xã hội, rất hiếm có; người thầy lớn có thể cung cấp cho học sinh cả động cơ đi câu, cần câu và con cá; thầy giỏi cung cấp cho học sinh con cá và cần câu, thầy bình thường chỉ cấp cho học sinh một con cá và thầy dở - thợ dạy.

Người thầy lớn là người có thể thay đổi cách nhìn bằng giáo dục nhưng thợ dạy chỉ là những người lên lớp giảng bài với một sức ì lớn. Không cảm xúc, không ấn tượng gì trong bài giảng. Không thể trách vì sao học sinh ì, ngủ gật, chán nản với những bài giảng như thế. “Nếu không làm được người thầy lớn thì tôi sẽ luôn cố gắng để thành thầy giỏi và kiên quyết không để mình sa chân vào “thợ dạy”.

"Những kỹ năng mà tôi có thể hướng dẫn các em học, thực hành trong dự án chính là những kỹ năng để các em có thể tạo thành những cần câu cho mình trong tương lai.” – Minh Ngọc tâm sự.

Trong mắt học trò, cô giáo Ngọc không chỉ là “thầy giỏi” mà là người có thể chia sẻ với học sinh những câu chuyện nhân văn, vui buồn hoặc có khi đơn giản chỉ là một góc nhìn trong cuộc sống. Trên trang Facebook “Học văn để sống” có thể thấy tình cảm yêu mến qua những sẻ chia rất thật thà mà học sinh dành cho Minh Ngọc.

“Học văn để sống”

Với cách học dự án này, học sinh thoát khỏi cách học đóng khung trong những bức tường chật chội mà có sự kết nối giữa các môi trường giáo dục đa dạng: Giáo viên – học sinh – phụ huynh – xã hội.

Không chỉ dừng lại ở việc học văn, “Học văn để sống” hướng học sinh tới những tiêu chí: Yêu thương – Thực học – Khôn lớn – Trải nghiệm. Với cách học này, học sinh có được cơ hội sáng tạo trong học tập, đồng thời phát triển kỹ năng sống mà vẫn đảm bảo được việc sát sườn những yêu cầu môn học đề ra.

Cô giáo Nguyễn Thị Minh Ngọc
Cô giáo Nguyễn Thị Minh Ngọc.

Từ những bài học sách vở, cô Ngọc đã đưa bộ môn Văn học gắn với cuộc sống một cách gần nhất. Khi học về ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ văn học, học sinh được cô kết nối trò chuyện, học hỏi kinh nghiệm từ những nhà báo, nhà văn có kinh nghiệm lâu năm. Và từ kiến thức học được, học sinh buộc phải ra ngoài xã hội để đi thực tế, thực hiện những tác phẩm của chính mình để thể hiện những bài học rút ra được.

Một trong những dự án ấn tượng trong “Học văn để sống” là: Tôi chọn tử tế; Khi môi trường lên tiếng; làng nghề… Đó là những bài học thiết thực, sống động mà học sinh trường Đinh Thiện Lý nào đã học dự án đều có thể hào hứng chia sẻ về bài học của mình.

Ngoài ra, việc được tiếp cận với những bộ môn nghệ thuật hấp dẫn, có tính sáng tạo như: nhiếp ảnh, làm phim, trải nghiệm công việc của nhà văn, nhà báo, nhà thiết kế quảng cáo, nhà hoạt động xã hội… bên cạnh cùng nhau chia sẻ những ứng dụng cao kiến thức về công nghệ thông tin luôn tạo sự hào hứng cho học sinh, khác biệt so với cách học đọc – viết thông thường.

Nguyễn Quý Hoàng – lớp 12 trường THCS-THPT Đinh Thiện Lý chia sẻ: Qua dự án "Học văn để sống", tôi đã học được nhiều bài học về tinh thần trách nhiệm, cách thức lãnh đạo, tổ chức công việc, kỹ năng hợp tác và nhận ra một điều rằng: Luôn có những người hỗ trợ bạn trong những lúc khó khăn nhất và luôn có những người sẵn sàng cho bạn lời khuyên. Đây thực sự là những bài học mà 12 năm cắp sách đến trường tụi con chưa lần nào được nghe".

Đến nay, Dự án “Học văn để sống” của cô Minh Ngọc đã chia sẻ với nhiều thầy cô giáo ở nhiều tỉnh thành khác nhau thông qua những buổi tập huấn dự án. Ở trường THCS-THPT Đinh Thiện Lý, không chỉ dừng lại ở “học văn”, dự án còn kết hợp giữa các bộ môn khác nhau: Văn học – GDCD, văn học – sinh học… qua việc thực hiện các chủ đề mà học sinh và xã hội quan tâm. Cô Minh Ngọc chia sẻ, cô vẫn không ngừng phát triển dự án của mình, để học sinh ngày càng có thể cảm nhận sâu sắc hơn rằng, học văn không phải chỉ để học mà “Học văn để sống”.

Một người có khả năng diễn đạt trôi chảy một vấn đề chắc chắn người đó phải có một vốn từ đủ lớn; một người trẻ mà có thể thấu hiểu và cảm thông được nhiều điều ở cuộc sống, chắc chắn không thể chỉ trông chờ vào trải nghiệm của mình. Mẹ rất thích những gì mà hành trình Học văn để sống cô giáo cùng các con vạch ra. Mẹ mơ ước lại có ngày đọc trộm và ghi chép lại được những tự sự và nhìn nhận của con về cuộc sống, xã hội và thiên nhiên… để thấy con của mẹ đang ngày một trưởng thành, thành Nhân trước khi thành tài. (FB Van Nguyen – một phụ huynh có con học dự án Học văn để sống)

Võ Thu Hương

tin mới

Thư viện

Để sách trở thành người bạn của học trò

(Baonghean.vn) - Internet phát triển, điện thoại di động, mạng xã hội và rất nhiều mối quan tâm khác khiến giới trẻ ngày nay không còn nhiều người mặn mà với sách. Chính vì thế, gây dựng và phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường là điều hết sức cần thiết, dù với ở độ tuổi nào.

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.