Có nên tách riêng kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học?

Đa số ý kiến cho rằng, Bộ nên tách riêng kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng chứ không nên gộp vào như hiện nay.

Bộ GD-ĐT đang xin ý kiến các Sở GD-ĐT, trường đại học, cao đẳng, học viện trên cả nước về phương án thi, xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy cho năm 2017 và những năm tiếp theo.

Theo lãnh đạo các Sở GD-ĐT, trường đại học, cao đẳng, học viện và nhiều chuyên gia, nỗ lực đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng trong 2 năm qua của Bộ đã có những thành công nhất định, nhưng vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn. Đó là việc tổ chức một kỳ thi duy nhất khó có thể đạt được hai mục đích là vừa xét tốt nghiệp, vừa xét tuyển đại học, cao đẳng vì yêu cầu của xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng là khác nhau.

Trên thực tế, chỉ có khoảng 60 đến 70 trường đại học có tính cạnh tranh cao trong tổng số gần 450 trường đại học, cao đẳng, vậy có cần thiết tổ chức thi chung để phục vụ tuyển sinh cho tất cả các trường hay không? Nhiều ý kiến cũng đặt vấn đề có nên tiếp tục tổ chức thi theo kiểu truyền thống như hiện nay hay chuyển sang phương thức thi hiện đại hơn theo hướng tiếp cận đánh giá năng lực của thí sinh với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.

co nen tach rieng ky thi tot nghiep thpt va tuyen sinh dai hoc? hinh 0
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016

 Qua thống kê các phương án thi, xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng mà các Sở GD-ĐT, trường đại học, cao đẳng, học viện và chuyên gia đề xuất, thì Bộ GD-ĐT không nên ghép thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh đại học, cao đẳng thành một kỳ thi như hiện nay.

Ông Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch, kiểm Tổng Thư ký Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, mỗi kỳ thi có một mục đích khác nhau, nên cách kiểm tra, đánh giá cũng phải khác nhau.

“Theo tôi nghĩ là không nên áp đặt thi của phổ thông vào với đại học mà phải độc lập. Học xong phổ thông thì học sinh thi nhưng có tính chất là kiểm tra toàn bộ quá trình 12 năm các em học thế nào.

Trường đại học là nơi đào tạo các chuyên gia thì phải được quyền tự chủ trong việc tuyển chọn người mà họ sẽ đào tạo. Trường có muốn tổ chức thi hay không thi, thi theo kiểu nào thì theo yêu cầu đào tạo của họ, mình phải tôn trọng ý kiến của họ. Việc tuyển vào trường đại học phải do các trường đại học chịu trách nhiệm. Tuyển cho đúng, đào tạo cho đúng, thì mới tạo ra được các trường đại học tự chủ, tự chịu trách nhiệm”- ông Phạm Tất Dong nói.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, Sở GD-ĐT là đơn vị quản lý, đào tạo, đánh giá học sinh trong 12 năm phổ thông, nên phải có trách nhiệm tổ chức thi và xét tốt nghiệp THPT cho học sinh. Bộ nên tin tưởng giao cho các địa phương tổ chức kỳ thi này như những năm trước. Bởi lẽ, trong mấy năm qua, dù tổ chức thi tốt nghiệp THPT hay thi THPT quốc gia thì tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp ở các địa phương đều trên 90%.

Ông Lê Tuấn Tứ, Giám đốc Sở GD-ĐT Khánh Hòa nêu ý kiến: “Kỳ thi THPT Quốc gia nên giao cho địa phương tự tổ chức, Bộ GD-ĐT chỉ giữ đề chung để giữ mặt bằng chung toàn quốc. Còn việc coi thi, chấm thi, xét tốt nghiệp thì giao cho tỉnh, cái đó hiệu quả hơn, đỡ tốn kém hơn. Ngày xưa, các tỉnh đi coi chéo, rồi Bộ cử người từ tỉnh này sang tỉnh kia kiểm tra, Bộ cử trường đại học về cùng tổ chức thi, thì bây giờ mình giao cho tỉnh tự tổ chức thi, tự coi thi, tự chấm thi, tự kiểm tra, nó gọn hơn. Hình thức mới nói là giống nhau nhưng gọn hơn nhiều”.

Về tuyển sinh đại học, cao đẳng, hầu hết các ý kiến cho rằng, nên để các trường đại học được tự chủ trong tổ chức thi và tuyển sinh. Khi được tự tổ chức thi, các trường sẽ lựa chọn được những thí sinh đúng theo yêu cầu đào tạo. Bộ GD-ĐT giữ vai trò là nơi cung cấp đề thi cho các trường để tránh tình trạng các trường tự ra đề, sau đó xảy ra tình trạng luyện thi tràn lan như trước đây.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp cho biết: “Thi đại học giao cho các trường tự chủ thì tốt hơn. Cách thức như thế nào giao cho các trường đại học thì sẽ thuận hơn kiểu làm như hiện nay. Bởi vì thi chung, các cụm thi về các tỉnh lại chia thành 2 cụm thi ở mỗi một tỉnh thì cuối cùng không giải quyết được cái gì cả. Nó mất đi mất nguyên lý ban đầu là thi cụm các trường đại học để thi đại học, đưa các cụm thi để tốt nghiệp về địa phương để đỡ tốn kém cho các em nhưng bây giờ tất cả về địa phương rồi thì mục tiêu đó không còn ý nghĩa nữa”.

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, Bộ đã thành lập Tổ công tác để nghiên cứu, đánh giá, xây dựng phương án tối ưu sớm nhất về phương án thi, xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy cho năm 2017 và những năm tiếp theo. Phương án thi và tuyển sinh hoàn thiện sẽ được Bộ công bố vào đầu năm học tới./.

Theo VOV

tin mới

Thư viện

Để sách trở thành người bạn của học trò

(Baonghean.vn) - Internet phát triển, điện thoại di động, mạng xã hội và rất nhiều mối quan tâm khác khiến giới trẻ ngày nay không còn nhiều người mặn mà với sách. Chính vì thế, gây dựng và phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường là điều hết sức cần thiết, dù với ở độ tuổi nào.

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.