Nước tiểu trở thành nước uống trên trạm vũ trụ

Nước tiểu và mồ hôi bay hơi của các phi hành gia trên Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS) sẽ được tái xử lý thành nước uống. Tuy nhiên, hiệu suất xử lý hiện chỉ đạt 75%, thấp hơn mức 85% khi thử nghiệm trên Trái đất.
 Nhà vệ sinh trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS. Ảnh: Science Photo Library
Nhà vệ sinh trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS. Ảnh: Science Photo Library
Một phi hành gia ước tính sẽ sử dụng khoảng 730 lít nước tái chế từ nước tiểu và mồ hôi trong một năm làm việc trên ISS, theo BBC.
Quy trình xử lý nước thải trên ISS như sau: nước tiểu và mồ hôi sau khi thu lại sẽ được thêm vào một số hóa chất để ngăn chặn nước tiểu phân hủy và vi khuẩn sinh sôi. Đây là bước tiền xử lý. Tiếp đó nước sẽ được dẫn vào hệ thống xử lý chính, sử dụng công nghệ chưng cất chân không để có được nước tinh khiết. Đây là công nghệ chưng cất nước ở nhiệt độ thường, không cần cấp thêm nhiệt.
Các nhà khoa học nhận thấy nguyên nhân làm giảm hiệu suất tái chế nước nằm ở khâu tiền xử lý. Nước tiểu của các phi hành gia trên ISS có thêm thành phần canxi. Canxi sau đó sẽ phản ứng với các hóa chất tiền xử lý và tạo thành muối canxisunfat. Muối này sẽ lắng đọng dần dần và cản trở hoạt động của hệ thống xử lý nước tiểu. Các phi hành gia sẽ phải dành nhiều thời gian để bảo trì hệ thống xử lý, và sẽ cần chuyển nhiều nước từ Trái Đất lên hơn so với dự tính.
Hiện một nhóm các nhà khoa học, đứng đầu là Jennifer Pruitt, thuộc Trung tâm hàng không vũ trụ Marshall, đang nghiên cứu thay thế một số thành phần của hóa chất tiền xử lý, giải quyết vấn đề canxi trong nước tiểu, tăng hiệu suất xử lý nước thải.
Theo VnExpress

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.