Hồng Kông - Trung Quốc: "Đồng sàng dị mộng"

(Baonghean) - Bắt đầu từ ngày 27, 28 tháng 9, cuộc "nổi loạn của những chiếc ô" đã kéo hàng chục nghìn người biểu tình Hồng Kông đổ ra đường. Cuộc biểu tình nhân danh nền dân chủ này nhằm phản đối chính quyền Bắc Kinh nhúng tay vào sửa đổi cơ chế bầu cử trưởng đặc khu kinh tế. Một cơn khủng hoảng chính trị - kinh tế - xã hội chưa từng thấy ở Hồng Kông kể từ sau năm 1997 đến nay.
Chiếc ô - biểu tượng của cuộc cách mạng và cũng là vũ khí chống lại cảnh sát.
Chiếc ô - biểu tượng của cuộc cách mạng và cũng là vũ khí chống lại cảnh sát.
Cuối tháng 8, Bắc Kinh công bố cách thức bầu cử trưởng đặc khu mới, sẽ áp dụng trong kỳ bầu cử 2017 tới. Theo đó, cử tri phổ thông Hồng Kông sẽ bầu ra trưởng đặc khu kinh tế, trong số 2 đến 3 ứng viên do Ủy ban gồm 1.200 đại cử tri chọn ra. Cơ chế bầu cử hiện hành mặc dù không phải là bỏ phiếu phổ thông nhưng ít hạn chế hơn về các ứng viên. Trên khía cạnh này, có thể nhận định cơ chế bầu cử hiện tại thoáng hơn cơ chế sửa đổi. Tuy nhiên, để có thể được thông qua và đưa vào áp dụng, cơ chế mới phải được sự đồng tình của 2/3 đại biểu của Hội đồng lập pháp. Dự kiến kỳ họp bàn thông qua cơ chế bầu cử cải cách sẽ diễn ra vào mùa Xuân 2015.
Mồng 1 tháng 7, nhân kỷ niệm ngày Hồng Kông được bàn giao lại cho Trung Quốc năm 1997, 510.000 người đã diễu hành trong trung tâm thành phố. Sau đó, đoàn người biểu tình đã ngồi lại giữa khu phố thương mại suốt đêm, theo lời kêu gọi của phong trào Occupy Central with Love and Peace (OCLP). Nhóm hoạt động dựa trên nguyên tắc bất tuân dân sự này đe doạ sẽ làm tê liệt trung tâm tài chính thành phố nếu cách thức bầu cử trưởng đặc khu kinh tế mới không tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về dân chủ. Ngay khi chi tiết về thủ tục bầu cử mới do Bắc Kinh quyết định được công bố, ngày 1 tháng 9, OCLP đã lập trang Facebook nhằm cung cấp thông tin cho truyền thông quốc tế, với tựa đề "Kỷ nguyên bất tuân" (The age of disobedience). Tổ chức này cũng lên kế hoạch cho cuộc biểu tình lớn ngày 1 tháng 10, đúng vào ngày kỷ niệm 65 năm Nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Song song với hoạt động của OCLP, sinh viên và học sinh cũng tổ chức bãi khoá kể từ 22 tháng 9, thậm chí có lúc được hỗ trợ bởi các giáo viên của mình. Alain Le Pichon, giảng viên đại học, nhà ngôn ngữ học, tác giả cuốn "Nguồn gốc Hồng Kông" (NXB L'Harmattan, 1999) nhận xét: "Việc giới trẻ có hứng thú với nền dân chủ và tham gia một cách nhiệt tình như vậy là điều không hề được lường trước". Theo dõi diễn biến phong trào bất tuân dân sự này, ông cho rằng động thái của OCLP đẩy mạnh phong trào bằng cách liên thủ với phong trào sinh viên là một chủ trương khôn ngoan: "Cuối cùng họ cũng tính toán hành động để gây sức ép khẩn trương lên chính quyền Hồng Kông". Với sự hợp sức này, quy mô của phong trào đã đạt đến mức lớn chưa từng thấy, quy tụ hàng chục nghìn người với biểu tượng tập hợp là chiếc ô - "vũ khí" chống lại hơi cay của cảnh sát. Họ tập trung đông đảo nhất tại trung tâm Hồng Kông và trước các toà nhà của chính quyền, đến nỗi khiến giao thông thành phố bị tê liệt.
Đến thời điểm hiện tại, Bắc Kinh vẫn chưa tỏ thái độ can thiệp trực tiếp vào cuộc khủng hoảng tại đặc khu kinh tế. Tất nhiên, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã lên tiếng khẳng định sự ủng hộ đối với chính quyền Hồng Kông thông qua kênh phát ngôn của Hội đồng nội vụ: "Chính quyền Trung ương kịch liệt phản đối mọi hành vi bất hợp pháp, có thể gây hại đến nhà nước pháp quyền cũng như trật tự xã hội" - Tin đưa bởi Tân Hoa xã. Trung Quốc dĩ nhiên có thể điều động quân đội đến Hồng Kông - một khu tự trị dưới sự cai trị của Trung Quốc tương tự như Macao. Alain Le Bichon xác nhận khả năng này: "Trung Quốc vẫn còn quân đóng trên bán đảo Stanley, tuy nhiên, từ sau năm 1997 đến nay, lực lượng này không thực sự được sử dụng".
Một người bị thương được dìu ra khỏi cuộc xô xát giữa phe biểu tình và phe phản đối biểu tình.
Một người bị thương được dìu ra khỏi cuộc xô xát giữa phe biểu tình và phe phản đối biểu tình.
Giả thiết về một Thiên An Môn trên biển vẫn là quá sớm vào thời điểm hiện tại, nhưng rõ ràng ký ức về 2 tháng biểu tình đã làm tê liệt Trung Quốc từ tháng 4 đến tháng 6 năm 1989 vẫn còn đè nặng trong tâm thức của nhiều người. Lúc đó, một loạt các thành phần, tầng lớp trong xã hội đã sát cánh bên tầng lớp sinh viên, trí thức trong cuộc tổng biểu tình phản đối các nhà lãnh đạo cứng rắn nhất vì đã từ chối đàm thảo. Phong trào mạnh mẽ với sự tham gia của cả một số quan chức trong Đảng này cuối cùng đã bị dập tắt bằng cuộc thảm sát bí ẩn ở Quảng trường Thiên An Môn vào mồng 4 tháng 6 năm 1989. Nhắc lại sự kiện này như một sự răn đe là cách mà phe thân Bắc Kinh đang làm: Lan tin Trung Quốc sẽ gửi xe tăng đến Hồng Kông nếu phong trào này tiếp tục lan rộng. Tuy nhiên, điều này khó mà xảy ra trong thực tế, vì cái giá phải trả trên trường chính trị sẽ là vô cùng lớn. Thiên An Môn - đề tài cấm kỵ tại Trung Hoa đại lục - vốn dĩ được tưởng niệm và giảng dạy ở đặc khu kinh tế Hồng Kông. Đó là một ký ức sống động và rõ nét in hằn trong tâm tưởng người Hồng Kông, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách họ tư duy chính trị, nhất là đối với thế hệ sinh vào những thập niên 90. Vậy nên, có lẽ Trung Quốc sẽ không muốn nhào nặn nên một thế hệ hậu Thiên An Môn thứ 2, với sự bất mãn ngày càng sâu sắc đối với chính quyền đại lục.
Sở dĩ người Hồng Kông phản ứng mạnh mẽ với sự kiện Thiên An Môn như vậy là do trong tư tưởng của họ, Hồng Kông là tiền đồn của nền dân chủ Trung Quốc. Trải qua hơn 20 năm dưới thể chế chính trị đa đảng, với thói quen được bỏ phiếu phổ thông ngay cả đối với những vị trí thấp hơn vị trí đặc khu trưởng, có nền truyền thông đại chúng tự do và nền tư pháp độc lập, Hồng Kông tự do về chính trị hơn phần còn lại của Trung Quốc rất nhiều. Thậm chí, Đảng Cộng sản còn không hiện diện trực tiếp, không có mạng lưới các cấp trên đất Hồng Kông mà chỉ can thiệp thông qua các "proxy" - người được ủy quyền, tiêu biểu như Đảng DAB (Democratic Alliance for the Betterment and Progress of Hongkong - Liên minh Dân chủ vì sự tiến bộ của Hồng Kông).
Như vậy trước mắt, vẫn phải chờ những diễn biến tiếp theo của phong trào "Cách mạng dù" mới có thể khẳng định chính quyền Hồng Kông và Bắc Kinh sẽ có động thái dứt khoát nào. Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh tỏ ra cứng rắn, có lẽ nhờ vào sự ủng hộ ngoài mặt của Bắc Kinh, tuyên bố giữ nguyên quan điểm về các hành động gây rối trật tự công cộng của nhóm biểu tình. Nói vậy, nhưng khi được hỏi về biện pháp đối phó với những cuộc biểu tình tiếp theo, Cảnh sát trưởng Hồng Kông cho biết đã nhận được "những chỉ thị hết sức nghiêm ngặt về việc sử dụng vũ lực" và rằng "Chúng tôi sẽ chỉ sử dụng vũ lực trong trường hợp cần thiết, và đảm bảo hạn chế tối đa việc đó". Bởi hơn ai hết, chính quyền Hồng Kông và Bắc Kinh thừa biết việc đàn áp đám đông biểu tình bằng vũ lực sẽ là cái cớ chống lại chính mình trước dư luận nhân danh nền dân chủ.
Thứ Sáu, ngày 3/10 tại Hồng Kông đã xảy ra đụng độ giữa phe biểu tình và phe thân Bắc Kinh. Tình trạng trở nên hỗn loạn khi một số người được cho là thành viên Hội Tam hoàng - tổ chức mafia Trung Quốc - đã đập phá lều trại của người biểu tình, gây ra ít nhất 3 vụ xâm hại tình dục, khiến ít nhất 12 người bị thương. Thứ Bảy ngày 4/10, Cảnh sát Hồng Kông tiến hành bắt giữ 19 trường hợp, trong khi xô xát vẫn tiếp diễn vào buổi sáng. Phe biểu tình cáo buộc chính quyền đã thuê các thành phần mafia này để giải tán đám đông, điều mà lực lượng an ninh bác bỏ. Phong trào chủ trương hoà bình này đang đứng trước nguy cơ bị chuyển hướng, bởi dân cư tại các khu phố bị đoàn biểu tình chiếm đóng như Mong Kok đã lên tiếng phản đối phong trào bất tuân dân chủ: "Trả lại Mong Kok cho chúng tôi! Chúng tôi cần phải kiếm sống! Hãy về nhà đi!". Phản ứng tức thì của các nhà lãnh đạo phong trào dân chủ là huỷ bỏ đàm phán với chính quyền như đã thoả thuận vào tối thứ Năm, ngày 2/10.
Nấm Linh Chi

tin mới

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

(Baonghean.vn) - Tờ Die Welt (Đức) cho rằng, chính sách thận trọng của Thủ tướng Scholz gây ảnh hưởng tới tinh thần của người dân Ukraine. Những người lính nghĩa vụ của Ukraine hiện không muốn tiếp tục chiến đấu và hy sinh trong cuộc xung đột mà họ không thể thắng. 

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh bao gồm 97 điểm về mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tập trung vào các nhiệm vụ ưu tiên bao gồm bảo toàn dân số, phúc lợi của người dân, sự bền vững của nền kinh tế, và dẫn đầu về công nghệ.

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin cử hành tại Điện Kremlin vào ngày 7 tháng 5. Đây là lễ nhậm chức lần thứ 5 trong sự nghiệp chính trị của ông Putin; ông sẽ đảm trách chức vụ dân cử cao nhất trong 6 năm tới, cho đến năm 2030.

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

(Baonghean.vn) - Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp ngày 6/5, bà Ursula Von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh Brussels và Paris đang trông cậy vào Bắc Kinh “sử dụng mọi ảnh hưởng của mình đối với Nga” để ngăn chặn xung đột với Ukraine.

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 6/5 đã ra lệnh tiến hành một cuộc diễn tập nhanh về sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Quân khu Nam, giáp biên giới Ukraine. Phản ứng của Moskva được đưa ra sau những tuyên bố mang tính leo thang từ các đồng minh của Mỹ về xung đột Ukraine.

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.