Iran được gì sau khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ?

Sau nhiều năm bị cô lập về mặt kinh tế vì các lệnh trừng phạt, Iran hội nhập trở lại với những tiềm năng hấp dẫn các đối tác từng đối đầu về chính trị.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani 17/1 ca ngợi việc thực hiện thỏa thuận hạt nhân với nhóm P5+1 (gồm 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Đức đã mở rang một “trang vàng” trong lịch sử đất nước này.

Tuyên bố đưa ra sau khi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) dỡ bỏ các lệnh từng phạt kinh tế đối với Iran theo thỏa thuận hạt nhân hồi tháng 7 năm ngoái, mở ra cánh cửa cho Iran trở lại thị trường quốc tế. 

Sau nhiều năm bị cô lập về mặt kinh tế vì các lệnh trừng phạt, Iran hội nhập trở lại với những tiềm năng hấp dẫn các đối tác từng đối đầu về chính trị và quân sự. 

Tổng thống Iran Hassan Rouhani ca ngợi việc thực hiện thỏa thuận hạt nhân với nhóm P5+1. (ảnh: AP).
Tổng thống Iran Hassan Rouhani ca ngợi việc thực hiện thỏa thuận hạt nhân với nhóm P5+1. (ảnh: AP).

Phát biểu trước Quốc hội Iran khi trình bày dự thảo ngân sách cho năm tài khóa tới, Tổng thống Hassan Rouhani cho rằng, việc chính thức dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế theo thỏa thuận hạt nhân với nhóm P5+1 là “một cơ hội để Iran phát triển đất nước, cải thiện đời sống cửa người dân và tạo sự ổn định cũng như củng cố an ninh trong khu vực”. Ông khẳng định, đây là “bước ngoặt” cho nền kinh tế 80 triệu dân này.

Không ai có thể nghi ngờ những lợi ích mà Iran sẽ nhận được sau khi các lệnh trừng phạt kinh tế được dỡ bỏ. Trước hết, khoản tiền khoảng 100 tỷ USD của Iran đang bị đóng băng ở các tài khoản ngân hàng trên khắp thế giới sẽ được giải phóng và các rào cản thương mại quốc tế cũng được loại bỏ bớt. Các nhà kinh tế nhận định, đây là liều thuốc kích thích cực lớn cho Iran.

Việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế cũng đánh dấu sự hồi sinh của "người khổng lồ dầu lửa" Iran. Iran có đến 9% trữ lượng dầu thế giới, nhiều hơn Iraq, Kuwait hay Các tiểu vương quốc Arab thống nhất, nhưng sản lượng hiện nay chỉ khoảng 4%.

Theo Tập đoàn Năng lượng Italy Eni, trữ lượng khí đốt tự nhiên của nước này cũng vào hàng lớn nhất thế giới, và chính vì thế mà Tập đoàn này đã ký một Biên bản ghi nhớ với Iran từ tháng 11 năm ngoái. Các Tập đoàn dầu khí lớn khác như Shell, Total, Staoil và Lukoil đều bày tỏ mong muốn hợp tác với Iran.

Thứ trưởng Bộ Dầu khí Iran Amir Hossein Zamaninia cho biết: “Tất cả các cơ sở khai thác sản xuất dầu khí của chúng tôi cần nhiều hơn là chỉ một vài công ty lớn như hiện nay để có thể hợp tác phát triển. Điều chúng tôi cần chính là công nghệ của họ”.

Iran có thể tăng sản lượng dầu thêm 500.000 thùng một ngày để đáp ứng các đơn hàng, và đến cuối năm, con số này có thể tăng lên 1 triệu thùng một ngày. Hiện giá dầu thế giới ở mức khoảng 30USD một thùng, tức là ít hơn 1/3 so với giá cả mà Iran dựa vào đó để tính toán ngân sách cho năm sau. Do đó việc Iran tăng sản lượng cũng được cho là khiến giá dầu thế giới giảm sâu hơn nữa. 

Iran có thể tăng sản lượng dầu thêm 500.000 thùng một ngày để đáp ứng các đơn hàng. (ảnh: Reuters).
Iran có thể tăng sản lượng dầu thêm 500.000 thùng một ngày để đáp ứng các đơn hàng. (ảnh: Reuters).

Tuy nhiên phát biểu trước Quốc hội ngày 17/1, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cũng đã khẳng định nước này sẽ từng bước giảm phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu mỏ. Trở lại thị trường trong bối cảnh giá dầu thế giới giảm sâu xuống mức dưới 30 USD một thùng, chính phủ Iran ý thức rõ thách thức và cũng là cơ hội để họ giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ. 

Các nhà phân tích cũng chỉ ra rằng, Iran có rất nhiều tiềm năng kinh tế khác chứ không chỉ có dầu lửa. Đây là một thị trường mới và dù không có quy mô như Trung Quốc nhưng chắc chắn lớn hơn Cuba rất nhiều. Trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm dần và nhiều thị trường mới nổi khác cũng đang phải chật vật thì tiềm năng kinh doanh tại Iran trở nên càng hấp dẫn với các công ty châu Âu và Mỹ.

Với 80 triệu dân trong đó có khoảng 60% dưới độ tuổi 30 và có trình độ học vấn khá cao, tầng lớp trung lưu ở Iran được cho là sẽ cởi mở hơn với các mặt hàng của phương Tây.

Chị Anahita Ostadi, chủ một cửa hàng trang sức cao cấp trong một trung tâm thương mại sang trọng ở thủ đô Têhêran cho biết: “Tôi mong rằng trong tương lai, chúng tôi sẽ có một đất nước mở cửa với tất cả mọi người, đặc biệt là với nước Mỹ cũng như những quốc gia khác”.

Quan trọng hơn là các công ty của Iran từ đây sẽ mở rộng cánh cửa cho những nhà đầu tư nước ngoài và thị trường thế giới cũng sẽ chào đón những nhà đầu tư từ Iran. Một số hợp đồng với nước ngoài đã được ký sẵn để có thể triển khai trong những tháng tới.

Chỉ vài giờ sau khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, Hãng Thông tấn nhà nước IRNA dẫn lời quan chức Bộ Giao thông Iran cho biết, nước này đã ký thỏa thuận mua 114 máy bay chở khách mới của Airbus.

Tập đoàn Siemens của Đức tuần trước đã ký một Biên bản ghi nhớ (MoU) với đối tác Iran trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng và đường sắt. Trong khi đó, đầu tháng này một phái đoàn lãnh đạo doanh nghiệp Đan Mạch cũng đã tới Tehran và Maersk- Tập đoàn đóng tàu khổng lồ của Đan Mạch cho biết, họ đã tiếp xúc với các quan chức Iran để thúc đẩy hợp tác.

Tập đoàn Dược Novo Nordisk - NONOF thậm chí đã nhanh chân tuyên bố sẽ xây dựng một nhà máy ở Iran vào tháng 9 năm nay. Sự trở lại của các Ngân hàng Iran trên thị trường tài chính tiền tệ thế giới cũng sẽ khôi phục giá trị mà đồng nội tệ Rial đã mất đi trong khoảng thời gian Tehran chịu các lệnh trừng phạt, đồng thời đem lại hy vọng cho thị trường việc làm đang trì trệ./.

tin mới

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.