Công ty CP ĐTPT cao su Nghệ An: Mốc son một nhiệm kỳ

(Baonghean) - Dưới cái nắng gay gắt tháng 6, những đồi cao su vẫn bạt ngàn xanh tốt. Qua 4 năm cây cao su về với vùng đồi núi Quế Phong, Anh Sơn và Thanh Chương, đối diện với gió lốc, nắng nóng, lụt bão cây cao su đã chứng tỏ được những đặc tính phù hợp trên vùng đất này. Với một nhiệm kỳ nhiều khó khăn, thách thức, Đảng bộ Công ty Cổ phần đầu tư phát triển cao su Nghệ An đã lãnh đạo đơn vị đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, một mốc son đánh nhớ của lịch sử Đảng bộ công ty.
Xã Thanh Đức (Thanh Chương) một ngày đầy nắng. Những quả đồi cách đây 1 năm còn là đồi trọc hoặc trồng keo thì bây giờ đã phủ một màu xanh của cao su. Anh Phạm Văn Hiếu (Giám đốc Nông trường TNXP 2) vui vẻ chia sẻ: Nông trường hiện có gần 70 công nhân, phần lớn là lao động địa phương, công nhân và con em công nhân Tổng đội TNXP 2 cũ, và hàng trăm lao động thời vụ trong các thời kỳ khai hoang phục vụ trồng mới. Với trên 3.000 ha đất được bàn giao, chỉ mới hơn 1 năm, đã có gần 700 ha cao su được trồng trên đất Thanh Đức, Hạnh Lâm, những trà đầu cây đã cao gần 3m, phát triển xanh tốt.
Anh Nguyễn Công Cường được nhận vào làm công nhân ngay từ những ngày đầu và nhận chăm sóc 10 ha cao su. “Mỗi tháng em có thu nhập trên 5 triệu đồng, được đóng bảo hiểm, em tranh thủ trồng xen thêm được hơn 5 ha rễ hương từ tháng 11 năm ngoái, cuối năm nay sẽ cho thu hoạch” - chàng trai sinh năm 1993 phấn khởi khoe. Được biết, hầu hết các hộ công nhân ở đây đều được khuyến khích trồng xen thêm các loại cây như rễ hương, khoai, đậu các loại để tăng thêm thu nhập. Toàn nông trường hiện có trên 50 ha rễ hương, nếu như năm 2014, trừ tất cả chi phí, mỗi ha cũng cho thu lãi từ 35 - 40 triệu đồng. 
Công nhân Nông trường 12/9 chăm sóc vườn ươm tại Anh Sơn.
Công nhân Nông trường 12/9 chăm sóc vườn ươm tại Anh Sơn.
Sau 2 năm, lên lại với vùng nguyên liệu của Công ty Cao su Nghệ An tại 4 xã Tiền Phong, Hạnh Dịch, Quế Sơn và Mường Nọc của huyện Quế Phong, ấn tượng về những quả đồi cao hun hút, loang lổ từng vạt trắng từ việc đốt rừng làm nương rẫy của bà con đã không còn, thay vào đó là những đồi cao su xanh tốt, cây vươn cao kiêu hãnh. Về với vùng cao này, nghe được rất nhiều chuyện vui từ cây cao su. Đó là những hoàn cảnh éo le, chồng nghiện rồi mất, con nhỏ, cuộc sống trước đây bấp bênh bao nhiêu thì từ khi được nhận vào làm công nhân nông trường lại ổn định bấy nhiêu với mức thu nhập bình quân 4,8 triệu đồng/người/tháng, chưa kể hiệu quả của các loại cây trồng xen dưới tán cao su; là chuyện về những công nhân trẻ là người dân tộc Thái, chỉ sau vài năm vào đây, từ chỗ không có việc làm ổn định, đã có một số vốn kha khá, có vườn cây, thu nhập ổn định, được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng khi tuổi đời còn rất trẻ như Vi Văn Hòa, Lô Văn Duyên (đội 1).
Đó còn là câu chuyện về chàng trai Lưu Đức Vạn (đội 2), chỉ với 5,73 ha cao su nhận chăm sóc, Vạn trồng xen thêm cây sả. Năm 2013, với mức giá 12 nghìn đồng/kg sả tươi nhập dưới Vinh, anh thu về trên 160 triệu đồng tiền bán sả; năm 2014 thu gần 100 triệu đồng do giá giảm hơn và năm nay, mới chỉ chưa đầy nửa năm, gia đình anh đã có trên 70 triệu đồng từ cây sả. Ông Lê Hữu Huy (Giám đốc Nông trường) cho biết: Hiện đơn vị đã tiếp nhận 140 lao động chính thức, trong đó có 114 người là con em đồng bào các dân tộc thiểu số Thái, Khơ mú trên địa bàn huyện Quế Phong, ngoài ra thường xuyên sử dụng thêm khoảng 500 lao động thời vụ. 
Lãnh đạo Tập đoàn cao su Việt Nam kiểm tra sự phát triển của vườn cao su tại Thanh Chương.
Lãnh đạo Tập đoàn cao su Việt Nam kiểm tra sự phát triển của vườn cao su tại Thanh Chương.
Ông Trần Ngọc Thắng, Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư và phát triển cao su Nghệ An tâm sự: Hiện nay chúng tôi đã trồng được 4.000 ha cao su, sử dụng hơn 600 lao động có việc làm và thu nhập ổn định, trong đó 84% là đồng bào các dân tộc thiểu số. Thu nhập bình quân toàn công ty cả nhiệm kỳ đạt trên 5 triệu đồng/người/tháng, 100% CBCNV.LĐ được đóng BHXH và các chế độ, chính sách đầy đủ theo quy định của Bộ Luật lao động. Hoạt động của đơn vị cũng đã góp phần cùng các địa phương xóa đói, giảm nghèo tiến tới làm giàu, xây dựng cơ sở hạ tầng về đường giao thông, góp phần xây dựng nông thôn mới. 
Có  thể nói, dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ công ty, nhiệm kỳ qua là một mốc son quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Công ty bắt đầu đã nộp ngân sách trên 1,6 tỷ đồng, nộp đầy đủ BHXH, BHYT, BHTN cho trên 600 lao động; phối hợp với Hội đồng GPMB của 3 huyện hỗ trợ, đền bù GPMB 4.700 ha. Đơn vị cũng làm tốt nhiêm vụ bảo vệ diện tích 3.256 ha rừng phòng hộ (nhận bàn giao từ Tổng đội TNXP7-XDKT Nghệ An), không để xảy ra cháy, phá rừng. Tính đến tháng 4/2015 diện tích vườn cây cao su của công ty là 4.279,08 ha, trong đó trồng mới cao su của nhiệm kỳ trên 3.629 ha, bằng 120% KH.  
Một trong những yếu tố quan trọng giúp Đảng bộ công ty đạt được những kết quả đó là nhờ việc thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở. Đơn vị đã tiến hành xây dựng Quy chế dân chủ  tại nơi làm việc, quy chế đối thoại định kỳ nơi làm việc… Sau Đại hội Đảng bộ Công ty CP Đầu tư phát triển cao su Nghệ An lần thứ I (Nhiệm kỳ 2012 - 2015), BCH Đảng ủy công ty đã xây dựng quy chế hoạt động của Đảng ủy và UBKT Đảng ủy công ty, kiện toàn, chia tách thành 5 chi bộ trực thuộc gắn với chức năng, nhiệm vụ chuyên môn, địa bàn quản lý và kịp thời củng cố tác phong, lề lối làm việc, nghiêm túc trong sinh hoạt, phát huy dân chủ, tính tiên phong gương mẫu trong đội ngũ BCH Đảng bộ, BCH các chi bộ trực thuộc.
Công tác tổ chức cán bộ thực hiện đúng quy trình, dân chủ, công khai minh bạch, chú trọng trẻ hóa đội ngũ cán bộ, có phẩm chất đạo đức, có năng lực, ưu tiên cán bộ nữ. Công tác phát triển đảng viên được Đảng ủy chăm lo, trong nhiệm kỳ qua đã có 15 đoàn viên ưu tú được học lớp đối tượng Đảng và kết nạp được 8 đồng chí đứng vào hàng ngũ của Đảng, nâng tổng số đảng viên lên 50 đồng chí. Công tác Quốc phòng, an ninh, chính sách xã hội, công tác chính trị tư tưởng cũng được quan tâm thực hiện tốt. Nhờ đó, nhận thức chính trị của cán bộ, đảng viên và người lao động được nâng lên, tư tưởng vững vàng, đoàn kết, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo và đường lối đổi mới của Đảng.
Bài, ảnh: Phú Hương

tin mới

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

(Baonghean.vn) - Đợt nắng nóng kéo dài liên tục những ngày vừa qua đã khiến nhiều diện tích lúa ở các huyện miền núi Quỳ Châu, Quế Phong bị thiếu nước. Đơn vị quản lý thuỷ lợi cùng bà con nông dân phải ngăn suối để chắt nước, sử dụng máy bơm dầu dã chiến dồn sức chống hạn cứu lúa.