Về làng mộc Thượng Nguyên...

(Baonghean) - Nghề mộc dân dụng Thượng Nguyên xã Quỳnh Hồng (Quỳnh Lưu) có truyền thống đã 40 năm, được UBND tỉnh công nhận làng nghề năm 2012: 100% hộ làm nghề ở đây đều là giáo dân, ngày đêm cần mẫn làm nghề, chế tác nhiều sản phẩm đồ mộc đẹp, bền chắc, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Ấy nhưng, từ chỗ phát triển nghề bền vững, từ năm 2010 đến nay, làng nghề không còn hộ nghèo.

Chúng tôi về thăm làng nghề Thượng Nguyên vào một ngày cuối tháng 7. Ghé vào cơ sở sản xuất của ông Ngô Quang Hoàng, 3 cha con ông và thợ đang miệt mài hoàn thiện sản phẩm tủ và bàn ghế. Ông Hoàng cho biết, gia đình làm nghề mộc đã hơn 20 năm, trước đó cha ông làm nghề rồi truyền lại cho con cháu. Nay gia đình ông cũng là hộ sản xuất có quy mô lớn ở làng nghề với các sản phẩm giường, tủ, bàn ghế, đồ nội thất được đóng chắc chắn, giá cả phù hợp, được người tiêu dùng tin tưởng, ưa chuộng. Nhờ đó cơ sở sản xuất đồ gỗ của gia đình ông không khi nào hết việc, ngoài phục vụ nhu cầu khách hàng mua lẻ còn cung ứng cho các đại lý trong huyện, TP.Vinh, tỉnh bạn Thanh Hóa, Hà Tĩnh tiêu thụ 200 sản phẩm các loại/năm. Sau khi trừ các chi phí sản xuất đầu vào, mỗi năm gia đình ông có thu nhập lãi ròng 200 triệu đồng. Từ làm nghề mà gia đình ông xây được nhà cao tầng cùng nhiều tiện nghi sinh hoạt đắt tiền. Hai người con trai lớn của ông là Ngô Quang Bình và Ngô Quang Minh đều kế nghiệp cha gây dựng nghề mộc truyền thống của gia đình ngày càng phát triển vững chắc.
Thợ mộc Làng nghề Thượng Nguyên hoàn thiện sản phẩm.
Thợ mộc Làng nghề Thượng Nguyên hoàn thiện sản phẩm.
Đến cơ sở mộc của ông Nguyễn Viết Kinh, người đầu tiên mở nghề mộc ở xóm giáo này và cũng là người cao tuổi nhất đang làm nghề, ông Kinh đã giao lại xưởng mộc cho con trai Nguyễn Viết Bình, song hàng ngày ông vẫn tham gia làm. Ông Kinh bảo rằng: "Tôi đã gắn bó với nghề này hơn 40 năm, dù vất vả, nặng nhọc, ồn ào và người lúc nào cũng phủ đầy bụi gỗ, nhưng một ngày không được làm nghề là thấy mệt. Đến khi nào đôi tay không cầm được chiếc đục, chiếc bào thì tôi mới không làm nghề nữa". 
Ông Kinh nhớ lại, cái duyên đến với nghề mộc cũng thật ngẫu nhiên, năm 1973 gia đình ông thuê thợ ngoài Bắc vào đóng 2 chiếc tủ chè, thấy họ làm ông cũng mon men học theo, với ý nghĩ "người ta làm được mình sao lại không" và cứ thế ông tự học nghề đến khi thợ làm xong 2 chiếc tủ thì ông cũng đã học cơ bản. Hồi đó dụng cụ làm nghề rất đơn giản gồm chiếc đục, bào, cưa tay, nhưng ai thuê đóng cửa hay bàn ghế, tủ ly ông đều nhận làm hết. Đến năm 1982 ông mua máy bào, máy cưa làm nghề với quy mô lớn và dần dần dạy nghề cho con. Cả ba người con trai của ông đều kế nghiệp cha làm nghề mộc góp phần lan tỏa nghề tại địa phương; như xưởng của anh Nguyễn Viết Bình có doanh số bán hàng hơn 2 tỷ đồng/năm, sau khi trừ chi phí đầu vào còn lãi ròng hơn 100 triệu đồng/năm.
Không chỉ các hộ trên, ở làng nghề Thượng Nguyên ai cũng cần cù sản xuất bởi nghề mộc phát triển đã đem lại cuộc sống ấm no cho bà con giáo dân nơi đây. Trước kia, khi nghề mộc chưa phát triển mạnh, người dân thôn Thượng Nguyên chủ yếu sống bằng nghề làm ruộng, còn những người biết nghề mộc thì đi làm thuê cho các làng nghề ở các tỉnh phía Bắc. Sau này làng nghề phát triển người dân không phải đi xa xứ mà tập trung làm nghề ngay tại mảnh đất chôn rau cắt rốn của mình. Giờ đây xóm 7 (Thượng Nguyên) có 217 hộ, trong đó 109 hộ tham gia làm nghề, chiếm 50% số hộ toàn xóm, tổng giá trị sản xuất của làng nghề mộc dân dụng đạt trên 24 tỷ đồng/năm, thu nhập bình quân từ nghề đạt 47,5 triệu đồng/người/năm. Sản phẩm của làng nghề nhiều mẫu mã, chủng loại từ bình dân đến cao cấp, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Làng xóm phong quang sạch đẹp, các loại phương tiện nhộn nhịp vào, ra vận chuyển nguyên liệu và hàng hóa đưa đi tiêu thụ.
Ông Hồ Hữu Tùng, Phó Chủ tịch UBND xã Quỳnh Hồng cho biết: Địa phương rất phấn khởi vì bà con vùng giáo có một làng nghề truyền thống giải quyết nhiều việc làm cho người lao động và làm giàu chính đáng cho những hộ sản xuất. Tất cả hộ làm nghề mộc đều rất chăm chỉ sản xuất, từ 5 giờ sáng đã một ngày làm việc mới khẩn trương và hiệu quả. Hoạt động làng nghề đã lan tỏa không khí thi đua lao động, sản xuất trong toàn xã, ngoài làm ruộng bà con còn trồng hoa, cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm, buôn bán các loại hàng hóa dịch vụ nâng thu nhập cho gia đình. Nhờ đó mức sống của người dân toàn xã tương đối đồng đều, an ninh trật tự ổn định, đồng bào lương - giáo hòa hợp.
Chia tay làng nghề mộc Thượng Nguyên vẫn còn ấn tượng mãi về một không gian làng nghề sôi động với những mái nhà cao tầng đa dạng màu sắc nối nhau sáng lên diện mạo nông thôn đổi mới. Và ấn tượng về những người giáo dân hiền lành, nhanh nhạy trong cơ chế thị trường, sản xuất, kinh doanh giỏi đã đẩy lùi đói nghèo và làm giàu cho gia đình, quê hương... 
Quỳnh Lan

tin mới

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

(Baonghean.vn) - Đợt nắng nóng kéo dài liên tục những ngày vừa qua đã khiến nhiều diện tích lúa ở các huyện miền núi Quỳ Châu, Quế Phong bị thiếu nước. Đơn vị quản lý thuỷ lợi cùng bà con nông dân phải ngăn suối để chắt nước, sử dụng máy bơm dầu dã chiến dồn sức chống hạn cứu lúa.