Rớt giá, rau biến thành... rác

(Baonghean.vn) – Nhiều loại rau rớt giá mạnh sau Tết, nông dân Quỳnh Lưu nhổ bỏ su hào, rau cải bởi giá bán không đủ công thu hoạch.

Nông dân Quỳnh Lưu nhổ bỏ su hào vứt lên bờ. Ảnh: Lê Nhung.
Nông dân Quỳnh Lưu nhổ bỏ su hào vứt lên bờ. Ảnh: Lê Nhung.

Quỳnh Bảng là xã có diện tích sản xuất rau lớn của huyện Quỳnh Lưu với hơn 200 ha. Thời điểm này, giá rau xuống quá thấp, bà con không tiêu thụ được. Cũng vì rau ế ẩm mà những thửa ruộng trồng rau cải bạch khẩu xanh nõn, nhưng bà con đành ngậm ngùi bỏ mặc không thu hoạch, để rau lụi tàn đi vì giá bán sau thu hoạch không đủ tiền thuê nhân công.

Trên ruộng rau cải bạch khẩu hơn 1 sào mà nếu như các vụ trước sẽ cho lãi khoảng 5 triệu đồng, nay, chị Nguyễn Thị Tư ở xóm Đồng Văn, Quỳnh Bảng đành nhổ bỏ để làm rau vụ mới. Trong khi đó, bà con cũng thu hoạch súp lơ, su hào để vứt bỏ tiếp tục quay vòng đất làm vụ khác.

Nhiều ruộng rau cải bà con không buồn thu hoạch, hầu hết đều đã trở nên già héo. Ảnh: Lê Nhung.
Nhiều ruộng rau cải bà con không buồn thu hoạch, hầu hết đều đã trở nên già héo. Ảnh: Lê Nhung.

Còn giá các loại rau khác cũng rẻ bèo: Xà lách 2.000 đồng/kg, cà chua 3.000 đồng/kg, cải bắp 1.500 đồng/kg… Ông Hồ Diên An – một hộ trồng rau ở xã Quỳnh Minh cho biết: "Các năm trước thì Tết là dịp giá rau lên cao vì nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh nên gia đình tôi đã trồng hơn 1 sào súp lơ với 2.500 gốc, dự kiến sẽ cho thu nhập gần chục triệu đồng. Nhưng năm nay, giá súp lơ nhập tại ruộng cũng chỉ được 1.000 đồng/cây. Gia đình gắng đợi đến sau Tết mới thu hoạch để bán vì hy vọng giá tăng, nhưng ngờ đâu vẫn thế"...

Ông Hồ Diên An chua xót chia sẻ thêm, từ năm ngoái đến giờ giá rau rẻ bèo, trong khi đó, vật tư đầu vào tất cả đều tăng, người trồng rau gặp rất nhiều khó khăn.

Một số hộ tiếp tục quay vòng sản xuất với hi vọng cứu lại đồng vốn. Ảnh: Lê Nhung.
Một số hộ tiếp tục quay vòng sản xuất với hi vọng cứu lại đồng vốn. Ảnh: Lê Nhung.


Với hơn 700 ha chuyên canh trồng rau màu, mỗi năm, vùng Bãi Ngang huyện Quỳnh Lưu đạt doanh thu hàng trăm tỷ đồng từ các sản phẩm rau xanh. Thời gian qua, để nâng cao giá trị và tạo thương hiệu rau sạch, huyện Quỳnh Lưu đã xây dựng các vùng sản xuất rau VietGAP,  rau an toàn…

Tuy nhiên một vấn đề đặt ra là khi bà con đã tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất thì rất cần sự vào cuộc của các ban, ngành chức năng, doanh nghiệp  để hỗ trợ đầu ra cho bà con yên tâm bám đồng sản xuất.

Lê Nhung

tin mới

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

(Baonghean.vn) - Đợt nắng nóng kéo dài liên tục những ngày vừa qua đã khiến nhiều diện tích lúa ở các huyện miền núi Quỳ Châu, Quế Phong bị thiếu nước. Đơn vị quản lý thuỷ lợi cùng bà con nông dân phải ngăn suối để chắt nước, sử dụng máy bơm dầu dã chiến dồn sức chống hạn cứu lúa.