Làng nghề hương trầm Quỳ Châu vào mùa

(Baonghean.vn) - Nghề làm hương trầm truyền thống của người Quỳ Châu đã có từ lâu đời, gắn liền với xuất xứ của cây trầm hương xứ Quỳ (xưa) và cây rễ hương ngày nay. Hiện nay, toàn huyện đã có 4 xã, thị làm nghề hương trầm, trong đó tập trung lớn nhất là ở thị trấn Tân Lạc với gần 100 hộ làm nghề.

 

Mỗi năm, các làng nghề ở đây xuất bán ra thị trường cả nước hàng triệu bông trầm, qua đó góp phần mang lại hương vị riêng của ngày Tết cổ truyền dân tộc.

 

Để có bông trầm thật chất lượng, các hộ sản xuất phải chuẩn bị từ đầu năm, tháng 2 tháng 3 âm lịch đã vào rừng khai thác hoặc thu mua nứa, luồng non về ngâm dưới ao. Sau hơn 3 tháng vớt lên rửa sạch, nguyên liệu được chẻ nhỏ để làm chu (chân hương). Cùng với đó là đặt mua rễ hương từ khắp nơi trong tỉnh nhập về… Từ tháng 10 đến tháng 12 âm lịch hàng năm là cao điểm sản xuất trầm.

Có mặt tại các làng nghề hương trầm Quỳ Châu vào những ngày cuối năm, phóng viên Báo Nghệ đã ghi lại một số hình ảnh:


Làng nghề hương trầm Quỳ Châu vào mùa ảnh 1

Mô hình trồng rễ hương đầu tiên ở Quỳ Châu, gần 1 ha cây rễ hương của ông Hồ Viết Thắng, Bản Tân Hương 2, thị trấn Tân Lạc được nhân từ giống bản địa.

Làng nghề hương trầm Quỳ Châu vào mùa ảnh 2

Chân hương được thợ trau chuốt kỹ càng, phơi nắng cất trữ trong nhà hoặc sấy khô trên bếp.

Làng nghề hương trầm Quỳ Châu vào mùa ảnh 3

Giấy bản để cuốn trầm, dễ cháy được nhập từ Bắc Ninh, sau khi cắt theo kích thước, giấy được phết mày và hong khô.

Làng nghề hương trầm Quỳ Châu vào mùa ảnh 4

Tại cơ sở Hà Loan, một trong những hộ sản xuất hương trầm lớn nhất thị trấn Tân Lạc, từ tháng cao điểm thường sử dụng trên 20 lao động cuốn, mỗi thợ cuốn bình quân 3.000 cây hương/ngày.

Làng nghề hương trầm Quỳ Châu vào mùa ảnh 5

Sản phầm hương trầm đã được hoàn tất, trưng bày tại nhà và đóng gói để chờ xuất bán ra thị trường.

Nguyễn Hải

tin mới

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

(Baonghean.vn) - Đợt nắng nóng kéo dài liên tục những ngày vừa qua đã khiến nhiều diện tích lúa ở các huyện miền núi Quỳ Châu, Quế Phong bị thiếu nước. Đơn vị quản lý thuỷ lợi cùng bà con nông dân phải ngăn suối để chắt nước, sử dụng máy bơm dầu dã chiến dồn sức chống hạn cứu lúa.

Cao tốc Diễn Châu Bãi Vọt

Cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt thông xe thuận lợi đúng dự kiến

(Baonghean.vn) - Sau gần 2 năm triển khai thi công, tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt sẽ thông xe trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 này theo đúng dự kiến. Việc di chuyển từ TP.Vinh ra Hà Nội chỉ hơn 3 giờ. Đây là kết quả đáng ghi nhận từ nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị, nhà thầu thi công dự án.