Làng nghề bánh đa, kẹo lạc vào Tết

(Baonghean.vn) –Những ngày này, về làng Đông Nhật (Hưng Châu, Hưng Nguyên) - vốn nức tiếng gần xa với sản phẩm bánh đa, kẹo lạc thơm ngon để cảm nhận không khí làng nghề rộn rã vào vụ Tết…

Đường về làng Đông Nhật (xóm 7, 8, xã Hưng Châu), hai bên đường là dãy dài bánh đa đang được hong nắng, chuẩn bị phục vụ Tết
Đường về làng Đông Nhật (xóm 7, 8, xã Hưng Châu), hai bên đường là dãy dài bánh đa đang được hong nắng, chuẩn bị phục vụ Tết. Đông Nhật được công nhận làng nghề từ năm 2006. Đến nay, có hơn 20 gia đình phát triển nghề truyền thống làm bánh đa, kẹo lạc.
Trước đây người dân làm bánh thủ công nhưng chừng 7 năm trở lại đây, người dân làng nghề đầu tư máy làm bánh làm bánh. Cả làng Đông Nhật hiện có khoảng 15 hộ đầu tư máy làm bánh đa; mỗi chiếc máy làm bánh đa có giá khoảng 50 triệu đồng.
Trước đây, người dân làm bánh thủ công nhưng chừng 7 năm trở lại đây, nhiều gia đình đầu tư máy làm bánh. Đến nay đã có  khoảng 15 hộ gia đình ở làng Đông Nhật làm bánh bằng máy, mỗi chiếc máy làm bánh đa có giá khoảng 50 triệu đồng.
Anh Nguyễn Ngọc Thục, xóm 8 cho biết, trước đây làm bánh thủ công mỗi ngày gia đình anh chỉ làm được khoảng 1000 bánh/ ngày nhưng với sự hỗ trợ của máy, công suất tăng gấp 3 lần.
Anh Nguyễn Ngọc Thục, xóm 8 cho biết, trước đây làm bánh thủ công mỗi ngày gia đình anh chỉ làm được khoảng 1000 bánh/ ngày nhưng với sự hỗ trợ của máy, công suất tăng gấp 3 lần.
Máy  đã rút ngắn các công đoạn làm bánh; chỉ cần cho các nguyên liệu bột nước, vừng và gia vị vào và máy sẽ tự nhào trộn. Bánh đa sẽ được “tráng” liên tục nên phải cần đến hai người mới kịp để nhấc máy bánh ra dàn phơi.
Máy làm bánh đã giúp rút ngắn các công đoạn; chỉ cần cho các nguyên liệu bột nước, vừng và gia vị vào và máy sẽ tự nhào trộn. Bánh đa sẽ được “tráng” liên tục nên phải cần đến hai người mới kịp nhấc máy bánh ra dàn phơi.
Bánh được tráng bằng máy chất lượng thơm ngon, mịn và vừng được rắc đều hơn
Bánh được tráng bằng máy chất lượng thơm ngon, mịn và vừng được rắc đều hơn
Bánh thường được làm buổi sáng để thuận tiện hong phơi. Bánh “được” nắng sẽ giòn, thơm ngon hơn. Số hộ làm nghề bánh đa tăng lên bởi thu nhập từ nghề này khá cao; mỗi lao động từ 5-7 triệu/ tháng.
Bánh thường được làm buổi sáng để thuận tiện hong phơi. Bánh “được” nắng sẽ giòn, thơm ngon hơn. Số hộ làm nghề bánh đa tăng lên bởi thu nhập từ nghề này khá cao; mỗi lao động từ 5-7 triệu/ tháng.
Bánh đa Đông Nhật không được nhập cho các làng nghề bánh kẹo khắp nơi như Diễn Châu, Nam Đàn, Hà Tĩnh… và một phần phục vụ cho các hộ trong làng làm nghề kẹo lạc.
Bánh đa Đông Nhật được nhập cho các làng nghề bánh kẹo khắp nơi như Diễn Châu, Nam Đàn, Hà Tĩnh… và một phần phục vụ cho các hộ trong làng làm nghề kẹo lạc.
Những năm gần đây, theo nhu cầu thị trường, người dân làng nghề chuyển sang làm bánh cu đơ. Cu đơ ở Đông Nhật giờ đây cũng được trộn bằng máy vừa giảm được sức lao động, vừa rút ngắn thời gian làm bánh.
Những năm gần đây, theo nhu cầu thị trường, người dân làng nghề chuyển sang làm bánh cu đơ. Cu đơ ở Đông Nhật giờ đây cũng được trộn bằng máy vừa giảm được sức lao động, vừa rút ngắn thời gian làm bánh.
Sau khi nguyên liệu được trộn đều bằng máy, tiếp tục công đoạn làm bằng tay để có được những chiếc bánh cu đơ vừa ngon vừa đẹp.
Sau khi nguyên liệu được trộn đều bằng máy, tiếp tục công đoạn làm bằng tay để có được những chiếc bánh cu đơ vừa ngon vừa đẹp.
Những chiếc bánh cu đơ vừa “ra lò” còn nóng hổi chờ đóng gói
Những chiếc bánh cu đơ vừa “ra lò” còn nóng hổi chờ đóng gói. Những ngày giáp Tết này, các hộ làm nghề đang gấp rút làm ngày, đêm để  đáp ứng cầu hàng Tết (tăng gấp 2-3 lần so với ngày thường). 
Bánh sẽ được đóng gói thành nhiều loại to, nhỏ theo nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm kẹo lạc, cu đơ Hưng Châu  được xuất đi các huyện lân cận và sang cả tỉnh bạn - Hà Tĩnh. Về Đông Nhật những ngày này, sống trong không khí làng nghề vào mùa nhộn nhịp; chợt thấy chộn rộn như Tết đang đến thật gần…
Bánh sẽ được đóng gói thành nhiều loại to, nhỏ theo nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm kẹo lạc, cu đơ Hưng Châu được xuất đi các huyện lân cận và sang cả tỉnh bạn - Hà Tĩnh. Về Đông Nhật những ngày này, sống trong không khí làng nghề vào mùa nhộn nhịp; chợt thấy chộn rộn như Tết đang đến rất gần…

 Nguyệt Minh 

tin mới

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

(Baonghean.vn) - Đợt nắng nóng kéo dài liên tục những ngày vừa qua đã khiến nhiều diện tích lúa ở các huyện miền núi Quỳ Châu, Quế Phong bị thiếu nước. Đơn vị quản lý thuỷ lợi cùng bà con nông dân phải ngăn suối để chắt nước, sử dụng máy bơm dầu dã chiến dồn sức chống hạn cứu lúa.