Loay hoay trong việc bàn giao nhà máy nước sạch ở huyện Yên Thành

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Nhà máy nước tại xã Thọ Thành (Yên Thành) được đầu tư từ ngân sách và nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, nhưng lại giao cho doanh nghiệp tư nhân quản lý. Trước bất cập này, UBND tỉnh giao địa phương sớm hoàn tất các thủ tục để chuyển cho cơ quan chức năng đúng thẩm quyền. 

Giao tài sản Nhà nước cho doanh nghiệp

Thọ Thành là xã vùng thấp của huyện Yên Thành, cách trung tâm huyện 15 km về phía Đông Bắc, có 2.820 hộ, với 10.814 nhân khẩu, phân chia thành 10 đơn vị xóm. Năm 2004, địa phương này được đầu tư xây dựng 1 nhà máy cấp nước sạch để cung cấp nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho nhân dân; năm 2005 thì chính thức đưa vào sử dụng.

Ban đầu, nhà máy nước có quy mô thiết kế cấp nước cho 419 hộ gia đình, tương đương 1.680 người của 3 xóm dân cư, với mức sử dụng nước 60 lít/người/ngày và một số đơn vị hành chính, sự nghiệp của trung tâm xã. Giá trị đầu tư thời điểm đó khoảng hơn 2,5 tỷ đồng, trong đó, địa phương phải đối ứng khoảng 20%. Trải qua nhiều giai đoạn nâng cấp, cải tạo, công trình đã đấu nối mở rộng sử dụng cho hơn 1.600 hộ gia đình toàn xã, tăng thêm gần 1.200 hộ so với quy mô thiết kế cấp nước (tăng trên 300%) ban đầu đã được đầu tư.

Nhà máy nước xã Thọ Thành. Ảnh Tiến Đông.jpg
Nhà máy nước xã Thọ Thành được hoàn thành và đi vào hoạt động từ năm 2005. Ảnh: Tiến Đông

Mặc dù là công trình được đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước và từ nguồn vốn Trung ương cấp về, thế nhưng, từ sau khi đi vào hoạt động đến nay, nhà máy này lại được giao cho nhiều cá nhân, đơn vị ngoài Nhà nước quản lý, vận hành theo kiểu giao khoán. Đặc biệt, có thời điểm cá nhân nhận khoán đã không đảm bảo việc chi trả tiền khoán cho địa phương, nợ tiền kéo dài lên đến hơn 200 triệu đồng, khiến cho chính quyền địa phương phải làm đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân.

Từ tháng 5/2018 đến nay, UBND xã Thọ Thành đã hợp đồng giao khoán cho Công ty CP Tư vấn và Đầu tư xây dựng Hùng Dũng (có địa chỉ đăng ký hoạt động tại huyện Diễn Châu), quản lý và vận hành. Ban đầu, số tiền nhận khoán mà đơn vị này phải nộp cho chính quyền địa phương là 10 triệu đồng/tháng; tuy nhiên, đến nay đã giảm xuống còn 5 triệu đồng/tháng.

Dù vậy, theo quy định, việc địa phương giao khoán công trình cho doanh nghiệp tiến hành quản lý, vận hành khi chưa có quyết định của UBND tỉnh (UBND cấp tỉnh quyết định phương thức giao công trình), là không đúng thẩm quyền, không đảm bảo quy định của Nhà nước. Mặt khác, việc bàn giao chưa đúng theo các trình tự và thủ tục pháp lý của pháp luật quy định hiện hành (khi bàn giao không xin ý kiến của UBND tỉnh), chưa đánh giá tài sản trước khi bàn giao và làm các thủ tục cần thiết, chưa làm các thủ tục lựa chọn đơn vị có đủ năng lực và chuyên môn để quản lý và khai thác.

BNA_nước.jpg
Từ khi vận hành đến nay, nhà máy nước này đã nhiều lần được giao cho cá nhân, doanh nghiệp quản lý, vận hành. Ảnh: Tiến Đông

Chưa kể, dù giao khoán cho đơn vị tư nhân, nhưng đến nay, công trình cấp nước này đã không còn đảm bảo được việc vận hành cấp nước cho quy mô hiện tại, chưa kể hệ thống còn xuống cấp, mất nước cục bộ và hư hỏng nặng sau 18 năm hoạt động. Bên cạnh đó, do việc mở rộng quy mô cấp nước lên hơn 1.600 hộ so với quy mô hơn 400 hộ ban đầu, không đồng thời với đầu tư nâng cấp công suất xử lý của nhà máy, thể tích hồ chứa nước thô quá nhỏ khoảng 2.000 m3 chỉ đủ sử dụng cho 2 ngày/18 ngày đóng nước.

Ngoài ra, việc mở rộng quy mô cấp nước không đồng thời với thay thế, nâng cấp, sửa chữa, bảo dưỡng mạng cấp nước (mạng truyền tải, mạng phân phối) để đảm bảo lưu lượng truyền tải nước sạch. Chính điều này đã khiến cho tỷ lệ thất thoát nước trên mạng lưới là rất lớn, nhiều xóm ở cuối đường ống đã không có nước sử dụng.

LOAY HOAY XỬ LÝ

Liên quan đến vấn đề địa phương giao khoán công trình cho doanh nghiệp, ông Võ Thành Đồng - Chủ tịch UBND xã Thọ Thành cho biết: Sau khi nhà máy nước được hoàn thành, do địa phương không có đủ nhân lực để vận hành, quản lý nên đã hợp đồng giao khoán với một số cá nhân, đơn vị trên địa bàn. Tuy nhiên, do năng lực, kinh nghiệm tổ chức quản lý vận hành, khai thác hạn chế, nên nhiều cá nhân, đơn vị đã vận hành không hiệu quả, gây thất thoát lớn, thậm chí còn nợ tiền giao khoán của địa phương. Đến tháng 5/2018, UBND xã hợp đồng giao khoán với Công ty CP Tư vấn và Đầu tư xây dựng Hùng Dũng và doanh nghiệp này đã bỏ kinh phí để đầu tư xây mới một số hạng mục và nâng cấp, cải tạo đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho các hộ hiện tại; ngoài ra, còn mở rộng cấp nước cho các xã Diễn Liên, Diễn Xuân (Diễn Châu)...

Và ông Đồng cũng cho rằng, việc bàn giao quản lý hiện đang gặp nhiều khó khăn về hồ sơ, thủ tục, chưa dứt khoát được. Trong khi đó, hiện nay, nhu cầu sử dụng nước sạch sinh hoạt ngày càng nhiều đòi hỏi phải đầu tư nâng cấp quy mô nhà máy. UBND xã đã nhiều lần có kiến nghị để bàn giao cho cá nhân, doanh nghiệp để họ chủ động quản lý và đầu tư phát triển nhà máy nước, nhưng vẫn chưa được giải quyết. Vì chưa hoàn tất thủ tục bàn giao chính thức nên doanh nghiệp chưa dám đầu tư tiếp...

BNA_trr.jpg
Đến nay công trình này cũng chưa hoàn thành việc bàn giao. Ảnh: Tiến Đông

Bà Đặng Thị Dung - Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch, UBND huyện Yên Thành cho biết: Liên quan đến việc bàn giao công trình cấp nước sạch tại xã Thọ Thành, huyện cũng đang hướng dẫn địa phương thực hiện các quy trình thủ tục theo quy định. Đối với việc bàn giao công trình này, hiện tại phải thực hiện theo Nghị định số 43/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch. Theo Nghị định này thì Nhà nước khuyến khích thực hiện xã hội hóa nhằm huy động và đa dạng hóa nguồn lực để duy trì, phát triển, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch. Tuy nhiên, việc thực hiện phải đảm bảo đúng quy định của Nhà nước.

Cũng theo bà Dung, việc giao tài sản là kết cấu hạ tầng nước sạch sẽ được UBND tỉnh quyết định. Tuy nhiên, theo Khoản 2, Điều 7, Nghị định 43 thì UBND xã phải lập hồ sơ đề nghị giao lại tài sản cho cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch để thực hiện khai thác. Muốn thực hiện được thì phải hoàn tất đánh giá các giá trị tài sản còn lại, căn cứ trên quyết định đầu tư, số tiền đã bỏ ra đầu tư, nâng cấp hàng năm, giá trị khấu hao…“Hiện tại, các bước đánh giá giá trị tài sản còn lại đang được thực hiện, huyện cũng mong muốn bàn giao sớm nhất có thể để tiếp tục quản lý, vận hành, phát huy hiệu quả công trình, nhằm hướng đến mô hình cấp nước an toàn và bền vững đáp ứng nhu cầu dân sinh trên địa bàn”, bà Dung nhấn mạnh.

tin mới

Một công chức địa chính xã đầu thú, khai nhận hối lộ

Một công chức địa chính xã đầu thú, khai nhận hối lộ

Liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai xảy ra trên địa bàn TP Phú Quốc, Cơ quan CSĐT Công an TP Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, ngày 2/5, Đoàn Thanh Tuấn - Công chức địa chính xã Cửa Dương (TP Phú Quốc) đã đến đầu thú, khai nhận hành vi vi phạm của mình.

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

(Baonghean.vn) -Sau khi được tòa án tuyên thắng kiện, lấy lại được ruộng thì chỉ không lâu sau, trên thửa ruộng đó xuất hiện nhiều chông sắt bị kẻ xấu cắm. Khi mà cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra được thủ phạm, thì trong quá trình canh tác, ruộng lúa này lại nghi bị phá hoại một lần nữa.

Sẽ quản lý chặt, xử lý nghiêm hơn nữa việc chê khách, ghép khách và thu thêm phí của phương tiện đón, trả khách trong sân bay Vinh!

Sẽ quản lý chặt, xử lý nghiêm hơn nữa việc chê khách, ghép khách và thu thêm phí của phương tiện đón, trả khách trong sân bay Vinh!

(Baonghean.vn) - Trên nhiều trang mạng xã hội đã có những phàn nàn về lái xe taxi ở sân bay Vinh có tình trạng chê khách chặng ngắn, ghép khách và thu thêm tiền vào cổng… Điều này đòi hỏi cơ quan chức năng cần phải tăng cường giám sát chặt chẽ, tránh gây nên tình trạng lộn xộn.

Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản là gì ?

Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản là gì ?

(Baonghean.vn) - Em tôi bị phát hiện sử dụng các công cụ, phương tiện gồm ắc quy, bộ kích điện, lưới đánh cá đấu nối với nhau bằng dây điện để khai thác tận diệt thủy sản. Vậy tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản có thể bị phạt gì ?

Ký ức về chiến dịch K10 trên mảnh đất Tân Kỳ

Ký ức về chiến dịch K10 trên mảnh đất Tân Kỳ

(Baonghean.vn) - Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, người dân các huyện phía Bắc vĩ tuyến 17 đã phải chịu đựng rất nhiều thương đau. Đến nỗi, họ đã phải rời quê hương lên đường đi sơ tán. Đó là một hành trình gian nan nhưng rất nặng nghĩa tình. 

Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên Công ty Điện lực để lừa đảo khách hàng

Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên Công ty Điện lực để lừa đảo khách hàng

(Baonghean.vn) - Trung tâm Chăm sóc khách hàng – Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) nhận được phản ánh của một số khách hàng về việc có người tự nhận là nhân viên của Tổng công ty Điện lực gọi đến khách hàng với mục đích làm ảnh hưởng đến uy tín ngành Điện hoặc có hành vi lừa đảo.

Chuyện về nữ Trưởng Công an xã được phong Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân khi mới 25 tuổi

Chuyện về nữ Trưởng Công an xã được phong Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân khi mới 25 tuổi

(Baonghean.vn) - Trong thời hoa lửa của chiến tranh vẫn đẹp mãi câu chuyện về một người phụ nữ sẵn sàng hy sinh tuổi thanh xuân để góp phần cho đất nước độc lập, thống nhất. Đó là bà Nguyễn Thị Minh Châu, nữ Trưởng Công an xã được phong Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân khi mới tròn 25 tuổi.