Một nửa số tiến sĩ làm 'quan' thì có gì đáng mừng?

GS Nguyễn Minh Thuyết: 50% số tiến sĩ làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước, làm công chức, viên chức thì đó không phải là điều đáng mừng.

Theo số liệu của Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ), tính tới năm 2016, nước ta có tới hơn 24.000 tiến sĩ. Trong khi đó, theo thống kê của Bộ Giáo dục - Đào tạo, số tiến sĩ làm việc trong các trường ĐH, CĐ có khoảng 15.000 người.

Như vậy, có tới gần 50% tiến sĩ đang làm cán bộ, công chức. Đây là con số đáng mừng hay đáng lo? Giữa quan chức và tiến sĩ có mối quan hệ như thế nào? Bằng tiến sĩ có phải là điều kiện tốt để được thăng tiến. Đây là nội dung cuộc trao đổi giữa phóng viên VOV và Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

Giá trị của bằng tiến sĩ đang giảm sút

PVThưa Giáo sư, với một quốc gia có truyền thống hiếu học như Việt Nam, có người là tiến sĩ hẳn sẽ là niềm tự hào lớn của gia đình, dòng họ, thậm chí của làng xã?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Chắc chắn là như thế, dù bây giờ số lượng tiến sĩ rất nhiều, nhưng đối với mỗi gia đình, mỗi dòng họ là một niềm vui, vinh dự lớn.

50% tien si lam quan thi co gi dang mung hinh 1
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết

PV: Rõ ràng là học vị tiến sĩ rất đáng tự hào, xứng đáng được vinh danh. Thế nhưng, những năm gần đây, học vị tiến sĩ đang được nhìn nhận khác đi rất nhiều, có thể nói, giá trị của văn bằng này đang giảm sút nghiêm trọng tại Việt Nam. Vì sao lại như vậy thưa ông?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Nhận định này là đúng và có thể nói đây là một điều rất đáng buồn, mặc dù chúng ta phải khẳng định là hiện nay, nhiều người trẻ có học vị tiến sĩ ở nước ngoài cũng như bảo vệ luận án tiến sĩ ở trong nước là những người rất có năng lực, nhiều người có năng lực hơn thế hệ chúng tôi. Nhưng số đông hiện nay có thể nói năng lực kém. Tại sao “giá” của học vị tiến sĩ lại giảm sút như thế là do chúng ta chỉ chú trọng đến số lượng, mà không chú trọng chất lượng; công tác đào tạo bị buông lỏng, thậm chí có thể nói đã bị buông lỏng lâu rồi. Để lấy lại giá trị của văn bằng tiến sĩ, cần chấn chỉnh công tác đào tạo.

PVTheo cách hiểu thông thường, những người có học vị tiến sĩ, học hàm PGS, GS thường làm các công tác nghiên cứu khoa học, công tác giảng dạy. Thế nhưng, có tới gần 50% tiến sĩ là cán bộ công chức, viên chức, theo ông, con số này là đáng mừng hay đáng lo?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Về con số do Bộ Khoa học - Công nghệ đưa ra tôi không rõ bên đó đã trừ đi những người có học vị tiến sĩ đã về hưu hay chưa. Thế nên tới 50% số tiến sĩ làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước, làm công chức, viên chức thì đó không phải là điều đáng mừng. Bởi chúng ta đào tạo tiến sĩ để làm nghiên cứu khoa học, để giảng dạy ở bậc đại học chứ không phải để làm quan chức. Để làm quan chức, làm cán bộ công chức, không nhất thiết phải có bằng tiến sĩ.

Tôi nhớ từng làm việc với đoàn Thượng viện Australia năm 2003, Văn phòng Quốc hội giới thiệu tôi, một vị trong đoàn nghị sĩ Australia đã bày tỏ sự về số lượng tiến sĩ, giáo sư trong Quốc hội Việt Nam. Tôi nghĩ ông ấy nhận xét chân thành, còn thực ra, để hoạt động chính trị, không nhất thiết phải có bằng tiến sĩ, học hàm GS, PGS để phong cho những người làm công tác giảng dạy.

Học tiến sĩ để lên làm quan

PVTrong báo cáo về tình hình cán bộ công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị địa phương, tỷ lệ tiến sĩ được đưa lên biểu dương như là một thế mạnh của cơ quan, đơn vị đó, trong khi năng lực và hiệu quả công việc của những tiến sĩ còn chưa biết thế nào. Phải chăng việc đánh giá cán bộ có chất lượng cao hay thấp thông qua hồ sơ lý lịch, danh vị đang được coi trọng hơn hiệu quả công việc thực tế, thưa ông?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Đây là một thực tế ở nước ta hiện nay. Dĩ nhiên, chúng ta muốn tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ thì phải dựa vào trình độ đào tạo của họ. Nhưng nếu chỉ dựa vào các văn bằng, các “mảnh giấy” thôi chưa đủ, mà phải đánh giá được năng lực thực tiễn của cán bộ. Tôi nghĩ rằng, ở các cơ quan công quyền, những cơ quan không phải đơn vị nghiên cứu khoa học, đơn vị đào tạo, có lẽ nên bớt ca tụng số lượng tiến sĩ, thạc sĩ. Chúng ta còn tiếp tục theo hướng đó, nghĩa là khuyến khích người ta lấy bằng sau đại học để làm quan.

PVCâu chuyện nhập nhằng giữa cán bộ và tiến sĩ đã tồn tại lâu nay ở nước ta, trở thành một quán tính khó thay đổi, có đúng không thưa ông?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Theo tôi thì nó có truyền thống từ xa xưa, ngày xưa các cụ đi học và cũng học đến tiến sĩ là để làm quan. Bây giờ chúng ta có sự lằng nhằng giữa một bên học vị để nghiên cứu khoa học một bên là văn bằng để làm quan nên mới dẫn đến tình trạng như thế này. Nhưng ngày xưa, các cụ học đến tiến sĩ, học để làm quan thật, học chính sách cai trị, chính sách phát triển kinh tế… Bây giờ, ta học tiến sĩ là để nghiên cứu khoa học chứ không để làm quan như ngày xưa. Do đó, chúng ta phải dứt khoát không coi việc có văn bằng tiến sĩ hay thạc sĩ là một điều kiện để tuyển dụng hay bổ nhiệm; phải nâng cấp cán bộ công chức viên chức, trừ viên chức trong các cơ quan nghiên cứu khoa học và đào tạo.

PVTheo ông, một người có thể đảm đương tốt cả trách nhiệm công vụ và trách nhiệm khoa học hay không?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Có thể có những người làm được như thế nhưng theo tôi, để đảm đương được cả “hai vai” là rất khó. Thời gian tôi làm Đại biểu Quốc hội, đồng thời vẫn phải hướng dẫn nghiên cứu sinh, vẫn phải đi dạy học, đi chấm luận án… phải làm việc vô cùng vất vả. Tôi nghĩ nếu rảnh tay chỉ làm một việc thì chắc việc đó sẽ tốt hơn.

Bằng sau đại học không thể là một “điểm cộng” để bổ nhiệm, tuyển dụng

PVPhải chăng đây là căn nguyên của thực trạng nền khoa học của Việt Nam “vừa thiếu, vừa yếu”?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Căn nguyên thì có nhiều, không chỉ có mỗi chuyện đào tạo ra rồi dùng vào việc khác, đào tạo ra tiến sĩ không để nghiên cứu khoa học mà đi làm quan chức. Tuy nhiên, đây cũng là một căn nguyên. Có lẽ cần phải chấn chỉnh công việc này, với các cơ quan hành chính đơn thuần, cần xem lại có nên để anh em lấy thời gian, thậm chí tiền bạc để đi học tiến sĩ hay không. Nếu có một công chức say mê học hành, học ngoài giờ và tự bỏ tiền đi học thì không thể ngăn cản được. Người ta đi học như thế là vì niềm say mê khoa học và để sau đó chuyển sang làm công tác nghiên cứu khoa học, chứ không phải lấy bằng tiến sĩ ấy để lên chức. Trong tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ, không nên coi việc đào tạo sau đại học là một tiêu chuẩn, vì nếu chỉ làm công chức Nhà nước, người ta cần một cài tài khác, không cần bằng tiến sĩ.

PVĐể khắc phục những hạn chế, theo ông chúng ta cần có thay đổi gì?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Trước hết phải chấn chỉnh công tác đào tạo sau đại học, cụ thể phải siết chặt đầu vào, kiểm tra kỹ quá trình hướng dẫn, siết chặt đầu ra.

Thứ hai, trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm nhân sự ở các cơ quan hành chính nhà nước, không nên sử dụng tiêu chuẩn về bằng cấp sau đại học như là một trong những tiêu chuẩn ưu tiên để được bổ nhiệm, tuyển dụng.

Thứ ba, nên chấm dứt việc phong học hàm cho những người chỉ làm việc ở các cơ quan hành chính, bởi chính các vị này “đầu têu” cho những người khác chạy theo học vị ảo. Đã đi làm quan chức ở nhà nước thì còn thời gian đâu đi dạy đại học mà phong giáo sư, phó giáo sư.

Chỉ nên phong cho những người đang trực tiếp đào tạo. Thứ tư, về mặt xã hội, phải có đòi hỏi, đánh giá về hiệu quả công việc của những người có bằng cấp và phải thực hiện từ các cơ quan trực tiếp quản lý những người có bằng cấp sau đại học.

PVXin cảm ơn Giáo sư.

Về công tác đào tạo tiến sĩ, cần siết chặt cả đầu vào lẫn đầu ra. Hiện nay quy chế đào tạo tiến sĩ mới của Bộ Giáo dục - Đào tạo đã thực hiện theo hướng này. Để được nhận vào làm tiến sĩ và làm người hướng dẫn tiến sĩ đòi hỏi phải có tiêu chuẩn rất cao, có nhiều ngành chắc phải đóng cửa nhiều năm vì không tuyển được người làm tiến sĩ. Việc siết chặt cả đầu vào cũng như đầu ra là đúng đắn.


Theo VOV

tin mới

Điện Biên trong ký ức của những cựu chiến binh Nghệ An

Điện Biên trong ký ức của những cựu chiến binh Nghệ An

(Baonghean.vn) - Nghệ An là địa phương giàu truyền thống cách mạng, có nhiều cựu chiến binh từng chiến đấu ở Điện Biên Phủ. Họ đều đã tuổi cao, những mảnh ký ức cũng đã vơi đi nhiều, nhưng vẫn luôn tự hào khi là chứng nhân lịch sử của chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 30/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 30/4

(Baonghean.vn) - Hơn 5.000 du khách vượt nắng về Khu di tích Quốc gia Truông Bồn trong ngày giải phóng miền Nam; Chen chân đến các điểm vui chơi, mua sắm tại thành phố Vinh dịp lễ; Thợ điều hòa "hái" tiền triệu mỗi ngày dịp nắng kỷ lục… là những thông tin nổi bật ngày 30/4.

Kết quả lấy ý kiến cử tri tại 6 xã thuộc diện sáp nhập ở Hưng Nguyên

Kết quả lấy ý kiến cử tri tại 6 xã thuộc diện sáp nhập ở Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Theo quy định, việc lấy ý kiến cử tri về sắp xếp, sáp nhập, điều chỉnh địa giới hành chính phải đảm bảo trên 50% tổng số cử tri trên địa bàn đồng ý. Kết quả lấy ý kiến cử tri Đề án sắp xếp đơn vị hành chính tại 6 xã thuộc diện sáp nhập ở Hưng Nguyên đạt từ 83,11% đến 99,36%.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 29/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 29/4

(Baonghean.vn) - Hôm nay, 29/4 nhiều nơi trên địa bàn tỉnh ghi nhận nhiệt độ lên đến 43 độ C. Nắng nóng tác động rất lớn đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Nỗ lực cao trong thu hút FDI vào Nghệ An

Nỗ lực cao trong thu hút FDI vào Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phát huy những kết quả đạt được trong 2 năm qua khi liên tiếp đứng trong tốp 10 cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tỉnh Nghệ An đang nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm xây dựng một điểm đến đáng tin cậy và hiệu quả của các nhà đầu tư nước ngoài.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung: Cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt mở ra cơ hội phát triển mới cho tỉnh Nghệ An

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung: Cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt mở ra cơ hội phát triển mới cho tỉnh Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phát biểu tại Lễ thông xe tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt, đoạn giao với Quốc lộ 7A (Diễn Cát) đến Quốc lộ 46B (Hưng Tây), Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, tuyến cao tốc sẽ mở ra cơ hội phát triển mới về đầu tư, du lịch và đảm bảo quốc phòng an ninh.

Mở rộng địa giới hành chính, thị trấn Thanh Chương tăng gấp 3 lần diện tích hiện tại

Mở rộng địa giới hành chính, thị trấn Thanh Chương tăng gấp 3 lần diện tích hiện tại

(Baonghean.vn) - Theo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025, thị trấn Thanh Chương dự kiến mở rộng địa giới hành chính tăng hơn gấp 3 lần diện tích hiện tại và quy mô dân số tăng gấp đôi trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số hai xã Thanh Lĩnh và Thanh Đồng.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 27/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 27/4

(Baonghean.vn) - Hôm nay bắt đầu kỳ nghỉ lễ cũng là thời điểm Nghệ An bước vào giai đoạn cao điểm của nắng nóng. Miền núi nhiều nơi thiếu nước nghiêm trọng để canh tác vụ mùa. Lãnh đạo cơ quan KTTV Bắc Trung Bộ nhận định, mùa Hè năm nay, nắng nóng sẽ khốc liệt hơn trung bình nhiều năm.

Dự báo các hiện tượng thời tiết cực đoan ở Nghệ An năm 2024

Dự báo thời tiết cực đoan ở Nghệ An năm 2024

(Baonghean.vn) -Chương trình Dân hỏi – Cơ quan chức năng trả lời có cuộc trao đổi với ông Lê Đức Cương - Phó Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ về tình hình thời tiết từ nay đến cuối năm và các vấn đề liên quan đến việc ứng phó các hiện tượng cực đoan của thời tiết.

Tạo đồng thuận trong sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã ở Nghệ An

Tạo đồng thuận trong sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025, Nghệ An dự kiến giảm 1 đơn vị cấp huyện và 49 đơn vị cấp xã. Vấn đề quan tâm sau sáp nhập là bố trí cán bộ, công chức đúng người, đúng việc và giải quyết dôi dư, tạo được sự đồng thuận, thống nhất cao.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 26/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 26/4

(Baonghean.vn) - Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Các điểm du lịch Nghệ An chuẩn bị kỳ nghỉ lễ; Hướng dẫn di chuyển trên cao tốc Diễn Châu-Bãi Vọt; Thêm hàng trăm chỉ tiêu để "giảm nhiệt" tuyển sinh lớp 10 ở TP.Vinh...là những thông tin nổi bật trong ngày.

Công ty Điện lực Nghệ An: Hành trình 65 năm thắp sáng niềm tin

Công ty Điện lực Nghệ An: Hành trình 65 năm thắp sáng niềm tin

(Baonghean.vn) - Trong hành trình 65 năm (1959-2024), các thế hệ CBCNV Công ty Điện lực Nghệ An luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn gian khổ, xây dựng và phát triển đưa Công ty lớn mạnh không ngừng, vươn tới những mục tiêu ngày càng cao hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế quê hương, đất nước.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân 49 năm thống nhất đất nước

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân 49 năm thống nhất đất nước

Nhân kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sáng 26/4, Đoàn đại biểu BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 25/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 25/4

(Baonghean.vn) -Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An thống nhất đổi mới khung thời gian kỳ họp thường lệ giữa năm 2024; Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’; UBND tỉnh họp thường kỳ... là những thông tin nổi bật trong ngày.

Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An thống nhất đổi mới khung thời gian tổ chức kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 của HĐND tỉnh

Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An thống nhất đổi mới khung thời gian tổ chức kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 của HĐND tỉnh

(Baonghean.vn) - Thay vì diễn ra trong 2,5 ngày như thông lệ, kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 sẽ được rút ngắn thời gian xuống còn 2 ngày. Thường trực HĐND tỉnh sẽ lấy ý kiến khảo sát đánh giá của các vị đại biểu HĐND tỉnh về đổi mới này ngay khi kết thúc kỳ họp. 

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Tập trung tháo gỡ tồn tại, vướng mắc trong công tác sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Tập trung tháo gỡ tồn tại, vướng mắc trong công tác sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp

(Baonghean.vn) - Chiều 25/4, Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến về triển khai công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái – Trưởng Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp chủ trì hội nghị.

Thường trực Tỉnh uỷ định hướng một số nhiệm vụ công tác trọng tâm quý II/2024

Thường trực Tỉnh uỷ định hướng một số nhiệm vụ công tác trọng tâm quý II/2024

(Baonghean.vn) - Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Nguyễn Văn Thông giao Ban Tổ chức Tỉnh uỷ đánh giá, phân tích rõ nguyên nhân kết quả phát triển đảng viên ở nhiều đảng bộ đạt tỷ lệ thấp trong quý I/2024 để tham mưu Thường trực Tỉnh uỷ chỉ đạo kịp thời.

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND tỉnh Nghệ An và cấp huyện nhiệm kỳ 2021 - 2026

Bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND tỉnh Nghệ An và cấp huyện nhiệm kỳ 2021 - 2026

(Baonghean.vn) - Hơn 350 đại biểu HĐND tỉnh và cấp huyện tham gia hội nghị với 4 chuyên đề được truyền đạt liên quan đến kinh nghiệm, kỹ năng nghiên cứu, phân tích, đánh giá báo cáo kinh tế - xã hội; xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức giám sát chuyên đề đất đai, tư pháp...

Mời độc giả đón đọc báo Nghệ An số đặc biệt dịp 30/4 và 1/5/2024

Đón đọc Báo Nghệ An số đặc biệt dịp 30/4 và 1/5/2024

(Baonghean.vn) - Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5, Báo Nghệ An trân trọng giới thiệu đến quý độc giả ấn phẩm đặc biệt gồm 32 trang, gộp 5 số nhật báo của các ngày 27,28, 29, 30/4 và 1/5/2024.