Nga không thấy ý chí chính trị của Kiev và phương Tây cho hoà bình ở Ukraine

Mỹ Nga (Theo Ria Novosti )

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Trong cuộc phỏng vấn với Ria Novosti, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Galuzin cho biết, Moskva không nhìn thấy ở Ukraine và cả ở phương Tây ý chí chính trị cho hoà bình.

screen-shot-2023-12-30-at-102327-am-4537.png
Các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine tại văn phòng tổng thống ở Istanbul hồi tháng 3/2022. Ảnh: Getty

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Galuzin khẳng định, một giải pháp toàn diện, bền vững và công bằng cho cuộc xung đột tại Ukraine phần lớn phụ thuộc vào việc "loại bỏ các nguyên nhân gốc rễ của nó".

"Phương Tây phải ngừng cung cấp vũ khí cho Lực lượng vũ trang Ukraine, và Kiev phải ngừng hành động thù địch" - Thứ trưởng Galuzin cho biết.

Theo ông Galuzin, cần phải khẳng định tình trạng trung lập, không liên kết quân sự và phi hạt nhân của Ukraine, tiến hành phi quân sự hoá, công nhận các thực tế lãnh thổ mới và đảm bảo quyền của công dân nói tiếng Nga, cũng như các dân tộc Nga thiểu số sống ở Ukraine.

"Thật đáng tiếc, hiện nay, chúng tôi không thấy ý chí chính trị của Ukraine cho hoà bình, cũng như của phương Tây" - Thứ trưởng Galuzin cho hay, đồng thời nhắc lại sắc lệnh cấm đàm phán với Nga của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga cho hay, chính quyền Kiev đã "bác bỏ mọi sáng kiến hoà bình được nhiều quốc gia khác nhau đề xuất" trong những tháng gần đây. Ông Galuzin cho rằng, "công thức hoà bình" do Tổng thống Zelensky đề xuất vào tháng 11 năm 2022, trên thực tế không liên quan gì đến giải pháp thực tế. Thay vào đó, nó như "một tập hợp các tối hậu thư dành cho Nga, biện minh cho việc tiếp tục kéo dài chiến sự".

Thứ trưởng Galuzin cho biết thêm, Kiev vẫn đang có ý định tiếp tục cuộc xung đột "cho đến khi kết thúc thắng lợi". "Điều này có nghĩa là cuộc chiến sẽ kéo dài đến người Ukraine cuối cùng", ông Galuzin nói.

"Washington và các thành viên NATO đang tích cực giúp đỡ Kiev trong việc này, đáp ứng nhu cầu quân sự ngày càng tăng của chính quyền Ukraine. Tất cả những điều này chỉ làm trì hoãn triển vọng giải quyết hoà bình" - Thứ trưởng Ngoại giao Nga khẳng định.

Ông Galuzin nhấn mạnh, Nga chưa bao giờ từ chối đối thoại với Ukraine và luôn ủng hộ giải pháp chính trị cho cuộc xung đột. Tuy nhiên, Moskva hiện không có lựa chọn nào khác ngoài việc hoàn thành mọi mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt.

tin mới

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.